Cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền sẽ còn tiếp tục sau quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra vào mùa thu năm nay và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc vào mùa xuân năm sau.
Là nước lớn châu Á và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc sẽ đi về đâu, điều đó quả thực sẽ ảnh hưởng đến chiến tranh và hòa bình ở cả châu Á.
Mạng tin Global Research cho rằng Mỹ đang can thiệp vào cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản bằng thỏa thuận phòng thủ tên lửa với Tokyo.
Có quá nhiều mục tiêu cho một chuyến công du trên vòng cung châu Á của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Vừa muốn hoà giải với Trung Quốc (TQ), vừa mở rộng hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Nhật Bản. Liệu các mục tiêu này có tương thích trong cùng một sứ mệnh?
Một cố vấn cấp cao của Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tấn công vào thị trường trái phiếu Nhật nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng vốn và khiến Tokyo phải quỳ gối nếu không đảo lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản về Senkau, quần đảo nhỏ không người ở trên biển Hoa Đông, đã bộc lộ thế yếu của chính quyền cả hai nước. Tình hình đó sẽ khiến hai nước khó có thể nhân nhượng về mặt ngoại giao dù cho quan hệ kinh tế song phương lớn đến mức nào.
Mấy hòn đảo nhỏ không người ở Thái Bình Dương đã châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì sao lại như vậy? Một tấm bản đồ về tài nguyên dưới đáy biển có thể giải thích nguyên do.
Kỷ niệm biến cố Thẩm Dương hàng năm vào ngày 18.9. Câu chuyện có thật về vụ đánh bom giả mà Nhật lên kế hoạch để phá hủy một đường sắt thuộc sở hữu Nhật gần thành phố Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc, vào ngày 18.9.1931 để có cớ xâm chiếm phần lớn Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (17/9) đã kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc nước này đã trợ cấp bất hợp pháp 1 tỉ USD cho tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất của họ để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu. Đáp lại, Bắc Kinh cũng kiện Mỹ về các biện pháp chống bán phá giá mà nước này áp dụng đối với những mặt hàng đồ gia dụng, giấy và nhiều hàng hóa khác của Trung Quốc.
“Đây là một hoạt động giao lưu cấp cao quan trọng nhất của quân đội Trung-Mỹ trong năm 2012, giúp tăng cường lòng tin, giảm phán đoán nhầm”.
Sau các sứ quán Mỹ, Đức, Anh, Israel, “cơn sóng thần” với tâm chấn tại châu Phi, đã lan sang cả Đông Nam Á. Giới phân tích nhắc đến một sự khiêu khích có chỉ đạo. Rõ ràng một số kẻ đang đổ dầu vào lửa.
Căng thẳng Trung-Nhật đang bị đẩy lên đến đỉnh điểm nhưng Bắc Kinh, Tokyo quyết sẽ không để bị đẩy vào một cuộc chiến tranh nóng. Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố Mỹ.
Những tưởng vụ Scarborogh, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?
Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, máy bay tàng hình mới J-31 Falcon của Trung Quốc có thể là sản phẩm sao chép công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và F-22 của Mỹ.
Cọ xát Trung – Nhật hiện được cho là gắn với các đòi hỏi chính trị nội bộ bên trong mỗi nước. Dù sao mặc lòng, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã vội vã đến khu vực, thăm cả Tokyo lẫn Bắc Kinh. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Ngày 17/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và nhất trí rằng Mỹ và Nhật Bản nên hợp tác tránh để quan hệ Nhật-Trung bị xấu hơn sau các tranh chấp hiện nay.
Còn chưa đầy 2 tháng đến kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Trong giai đoạn quan trọng này, một số tập đoàn mạnh nhất trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và than đá ráo riết chi cả trăm triệu USD tài trợ cho chiến dịch hạ bệ Tổng thống Barack Obama, hoặc ít nhất gây áp lực buộc ông phải có chính sách thân thiện hơn với nhiên liệu hóa thạch, lấn át các cựu đồng minh của Tổng thống trong ngành công nghiệp năng lượng sạch và hạn chế khí nhà kính.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày hôm nay (17/9) đã cảnh báo Nhật Bản có thể sẽ phải hứng chịu thêm một “ thập kỷ mất mát”, trì trệ kinh tế nếu Bắc Kinh dùng thương mại để trả đũa trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai nước thời gian qua.
Các tư lệnh không quân và hải quân Nhật Bản đã hoãn các chuyến thăm tới Hàn Quốc và Seoul cũng sẽ hoãn những chuyến thăm tương tự tới Tokyo.
Hải quân TQ đã có khả năng tầm xa nhất định, nhưng không sẵn sàng đánh trực diện với cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ngoài Tây Thái Bình Dương.