Hải quân TQ đã có khả năng tầm xa nhất định, nhưng không sẵn sàng đánh trực diện với cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ngoài Tây Thái Bình Dương.
Cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc trong tương lai (mô phỏng) |
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được dư luận cho là mang tên tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc |
Gần đây, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản đã đăng bài viết của giáo sư Gab Collins và phó giáo sư Andrew Ericson, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã tiến hành phân tích toàn diện về việc Trung Quốc xây dựng sức mạnh của hải quân tầm xa.
Bài viết cho rằng, Quân đội Trung Quốc hiện đang xây dựng lực lượng hải quân hợp thành bởi 2 khả năng cao và thấp.
Trong đó, khả năng “cấp cao” dùng để ứng phó với vấn đề lãnh thổ có tranh chấp ở xung quanh Trung Quốc, còn khả năng “cấp thấp” được dùng để thực hiện nhiệm vụ trong thời bình với cường độ thấp.
Hơn nữa, sự hạn chế bao gồm tác chiến săn ngầm, phòng không khu vực và lực lượng trên không tầm xa đã quyết định Hải quân Trung Quốc chỉ có khả năng hành động toàn cầu hạn chế.
Sức mạnh chiến đấu của Hải quân Trung Quốc không thể vượt ra khỏi Thái Bình Dương
Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng tác chiến duyên hải tương đối mạnh và khả năng hành động ở biển xa tương đối thấp.
Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không sẵn sàng đẩy nhanh đạt được khả năng vượt ra khỏi Thái Bình Dương, giống như Liên Xô trước đây đe dọa Mỹ.
Trung Quốc phát triển tàu hộ vệ hạng nhẹ 056 có khả năng săn ngầm và triển khai ở biển Đông. |
Trong cuốn sách “Trung Quốc chí mạng”, học giả Mỹ cho rằng “Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch Manhattan phiên bản Trung Quốc, tăng tốc xây dựng khả năng hải quân tầm xa có thể thách thức Hải quân Mỹ”.
Mặc dù quan điểm này thiếu căn cứ thực tế, nhưng lại có thể luôn nhắc nhở các nhà phân tích và hoạch định chính sách phương Tây, lực lượng hải quân không ngừng phát triển của Trung Quốc và hành động của nó tiếp tục chứng minh Bắc Kinh không rập khuôn theo mô hình phát triển hải quân truyền thống của châu Âu, Liên Xô và Mỹ.
Có người cho rằng, “ngoài các nhân sĩ phái diều hâu cứng rắn nhất, tất cả mọi người đều cho rằng Quân đội Trung Quốc không thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ”, thực ra điều này cũng không chính xác. Những nhà phân tích này đã coi thường một sự thực là việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc hoàn toàn không thể chỉ hình dung bằng “cấp cao” hay “cấp thấp”.
Trên thực tế, việc xây dựng quân sự của Trung Quốc có thể phân thành 2 cấp độ: Trước hết, Trung Quốc đã phát triển và sẽ tiếp tục phát triển hải quân “cấp cao” và “chống hải quân” nhanh chóng, có hiệu quả. Giống như lực lượng hải quân của nước khác, họ hầu như tập trung toàn bộ sự chú ý vào khu vực tranh chấp duyên hải.
Thứ hai, Trung Quốc còn đang phát triển khả năng biển xa “cấp thấp”, chủ yếu dùng cho khu vực xa xôi hơn, thực hiện nhiệm vụ quân sự trong thời bình cường độ thấp. Hai nỗ lực xây dựng quân sự hoàn toàn khác nhau này không thể trộn lẫn để nói.
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Hiện nay, những nỗ lực của Trung Quốc ở lĩnh vực thứ hai liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trung Quốc đang phát triển khả năng tác chiến ngoài khu vực có tính chất “hạn chế” để mở rộng vai trò ảnh hưởng của nước này.
Tuy nhiên, cùng với việc tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành chuyến thăm mang tính lịch sử tới biển Đen và Địa Trung Hải, trong đó có chuyến thăm đầu tiên tới Israel và Bulgaria, lực lượng quân sự còn lại của Trung Quốc lại đang quan tâm có trọng điểm vào khu vực cách đất liền Trung Quốc tương đối gần – chủ yếu là lãnh thổ và vùng biển có tranh chấp chủ quyền ở biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Nhìn vào lập trường của Trung Quốc, những khu vực này đều là “duyên hải/biển gần” (Sách trắng “Phát triển Hòa bình của Trung Quốc” xác định chủ quyền lãnh thổ là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (phi lý, phi pháp)đối với tất cả các hòn đảo trên biển Đông và vùng biển xung quanh, đảo Điếu Ngư/Senkaku…).
Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột quân sự trên biển có thể ở đây (duyên hải), hơn nữa ở mức độ rất lớn cũng chỉ có thể ở đây. Mỹ là siêu cường đóng vai trò quan trọng trong xây dựng trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, Trung Quốc đang tìm kiếm không gian trỗi dậy, đồng thời không ngừng tái khẳng định yêu cầu chủ quyền (tham lam vô độ, vô lý) đối với biển Đông, biển Hoa Đông và một phần biển Hoàng Hải.
Đại quân khu Nam Kinh Trung Quốc diễn tập đột kích đổ bộ đường không. |
Do những vấn đề trọng điểm hiện nay của Bắc Kinh không thể giải quyết nhanh được, vì vậy hiện chưa có dấu hiệu tin cậy cho thấy Trung Quốc khát vọng xây dựng hải quân nước xanh (hải quân tầm xa, tương tự lực lượng hải quân của Mỹ hiện nay, hoặc lực lượng hải quân của Liên Xô trước đây) là điều chẳng có gì lạ.
Trung Quốc thực sự tìm cách xây dựng hải quân tầm xa trong vài năm tới, nhưng về tính chất, nhấn mạnh hơn tới “tính khu vực”, chứ không phải “tính toàn cầu”. Như lời của một nhà chiến lược Trung Quốc đã tuyên bố, Trung Quốc phải xây dựng một lực lượng hải quân “kiêm tấn công và phòng thủ mang tính khu vực”.
Có lý do tin rằng Bắc Kinh đang xây dựng một lực lượng hải quân ứng phó với các cuộc xung đột cường độ cao ở duyên hải (biển gần). Ở duyên hải, Hải quân Trung Quốc còn có thể có sự hỗ trợ của tàu ngầm động cơ thông thường và tên lửa cùng máy bay triển khai ở bờ biển.
Trong những tình huống xung đột nào đó - mà khả năng chống lại của đối thủ còn xa mới bằng Hải quân Trung Quốc, thì tàu sân bay sắp được trang bị và tàu vận tải đổ bộ đã được triển khai của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ở biển Đông.
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc |
Những tàu chiến cỡ lớn này rất có thể dùng để thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phô trương sức mạnh ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền, đe dọa đối thủ tiềm tàng.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ an ninh phi truyền thống như tấn công cướp biển, bảo vệ/sơ tán công dân Trung Quốc ở nước ngoài và cứu trợ nhân đạo ở các khu vực như Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ thăm viếng được ngoại giao dẫn đường, chẳng hạn chuyến thăm tới cảng ở biển Đen gần đây.
Hải quân Trung Quốc có nhiều điểm yếu
Nhìn vào giai đoạn hiện nay, Hải quân Trung Quốc còn chưa có ý định đối đầu với lực lượng hải quân hiện đại như Hải quân Mỹ ở ngoài vùng biển duyên hải của nước này.
Mặc dù Hải quân Trung Quốc hiện đang có được khả năng hành động biển xa chưa nhiều, nhưng họ hoàn toàn không sẵn sàng đánh trực diện/giáp lá cà với cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở ngoài vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Hơn nữa, những hạn chế về khả năng chính như tác chiến săn ngầm, phòng không khu vực và lực lượng trên không tầm xa, khiến cho khả năng hành động toàn cầu của Hải quân Trung Quốc bị hạn chế.
Khả năng C4ISR là khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, theo dõi, trinh sát toàn cầu, cộng với định vị, dẫn đường, báo thời gian chuẩn (PNT) của vệ tinh – những khả năng này là nguồn chính kết hợp chặt chẽ các hành động quân sự hiện đại.
C4ISR vừa có thể thúc đẩy thông tin trong nội bộ của một quân đội, cũng có thể nâng cao khả năng thăm dò và ngắm chuẩn vào quân địch. PNT thì có thể thúc đẩy triển khai trận địa và dẫn đường vũ khí.
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu |
Cùng với việc phóng và phát triển nhanh chóng của vệ tinh mới trong hệ thống dẫn đường “Bắc Đẩu”, Bắc Kinh sẽ dựa vào cụm vệ tinh “Bắc Đẩu 1” (gồm 5 vệ tinh ban đầu), cuối năm 2012 tiến hành phủ sóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hơn nữa, Trung Quốc hầu như đang chuẩn bị thực hiện mục tiêu phủ sóng toàn cầu vào năm 2020; đến nay, Bắc Kinh đã phóng được 13 vệ tinh trong hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu 2”, đã đưa vào hoạt động 11 vệ tinh, trong khi kế hoạch phủ sóng toàn cầu là 35 vệ tinh.
Đây là một tiêu chuẩn đo lường cần thiết nhưng không đầy đủ: C4ISR và PNT tuy có thể có lợi cho các hành động quân sự của TQ trên phạm vi lớn, nhưng bản thân chúng lại sẽ không tăng cường sự hiện diện của lực lượng tầm xa.
Tác chiến săn ngầm (ASW) là một điểm yếu của Hải quân Trung Quốc. Việc gia tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân và tăng cường tính năng giảm tiếng ồn, từ một phương diện khác, đã đẩy nhanh các hành động của Mỹ-Nhật trong việc thăm dò hệ thống dưới nước của Trung Quốc.
Tiêu chí chủ yếu của nó bao gồm: xây dựng và gia tăng triển khai tàu ngầm hạt nhân mang tính tấn công và máy bay trực thăng có khả năng tác chiến chống tàu ngầm khác, máy bay tuần tra trên biển được cất cánh từ căn cứ trên bờ biển, đồng thời cơ sở tên lửa hạm đối không (SAM) tiến hành bảo vệ.
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC, Hải quân Trung Quốc |
Đây là một tiêu chuẩn đo lường rất quan trọng. Chẳng hạn, tàu ngầm động cơ thông thường của Trung Quốc cơ bản thiếu tốc độ và khả năng chạy liên tục tầm xa. Đến nay, mặc dù Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi về thanh học/âm học của tàu ngầm và các lĩnh vực khác có liên quan, nhưng trên phương diện tác chiến săn ngầm hầu như không giành được tiến bộ quan trọng.
Ngoài ra, tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân hiện có của Trung Quốc vẫn tương đối lớn, dù rằng tiếng ồn của phiên bản tiếp theo có thể sẽ giảm bớt.
Khả năng phòng không khu vực là mắt xích quan trọng của chiến tranh trên biển, trang bị hệ thống phòng không tầm xa và cụm chiến đấu tàu sân bay hiện đại có máy bay cảnh báo sớm, có thể mở rộng mạng bảo vệ xung quanh hạm đội đặc phái của hải quân.
Để đa số tàu chiến mặt nước được trang bị tên lửa phòng không, trên tàu chiến mặt nước sử dụng nhiều hơn tên lửa hành trình chống hạm tầm xa kiểu Nga, nhờ đó, Hải quân Trung Quốc có thể bù đắp sự hạn chế về khả năng răn đe của lực lượng tên lửa triển khai trên đất liền đối với tàu chiến mặt nước của kẻ thù.
Đối với Quân đội Trung Quốc, nhập khẩu tàu chiến mặt nước và hệ thống vũ khí mạnh hơn, tăng thời gian huấn luyện trên biển cho các binh sĩ tàu chiến là rất quan trọng đối với việc tăng cường khả năng chiến đấu thực tế.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C Trung Quốc |
Lực lượng tấn công trên không tầm xa là mối đe dọa to lớn đối với tàu chiến địch, tăng cường vai trò của lực lượng trên không cần phát triển hoặc mua sắm máy bay tấn công và máy bay vận tải tầm xa có thể triển khai hành động từ tàu sân bay, khả năng tiếp dầu trên không và học thuyết, chương trình huấn luyện tương ứng. Song, trên các phương diện quan trọng trong đó có máy bay ném bom tàng hình tầm xa và máy bay tiếp dầu trên không, Trung Quốc vẫn có điểm yếu.
Thách thức quân Mỹ ít nhất cần 20 năm nữa
Ngoài 4 khả năng chính lớn nêu trên, Hải quân Trung Quốc cũng còn phải chờ đợi rất lâu nữa mới có khả năng cải thiện về một số khả năng phụ trợ.
Trước hết, về máy bay và tàu thuyền quân dụng, ngoài việc tăng sản xuất thiết bị hiện có, gom góp máy bay và tàu chiến cỡ lớn có số lượng tương đối có thể đòi hỏi Trung Quốc phải thiết lập nhà máy đóng tàu hiện đại kiểu mới chuyên tập trung vào sản xuất tàu chiến, và nâng cao cơ sở và thực tiễn chế tạo động cơ hàng không/máy bay.
Động cơ hàng không vẫn là một trong những điểm yếu chí tử của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, rất khó nắm chắc.
Thứ hai, đối với việc hỗ trợ cho tác chiến biển xa, hạm đội tiếp tế mạnh có vai trò rất quan trọng. Nhưng theo tiết lộ của tạp chí Jane’s, Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có 3 tàu tiếp tế biển xa. Trong khi đó, Hải quân Mỹ có hạm đội tiếp tế gồm 32 tàu tiếp tế biển xa và các tàu hỗ trợ khác.
Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hải quân Trung Quốc |
Nhưng, xét tới tàu bổ sung và tàu thương mại, và khả năng đóng tàu thương mại mạnh của Trung Quốc, vì vậy, vào bất cứ lúc nào, Bắc Kinh đều có thể hoàn toàn tăng mạnh sản xuất những con tàu này. Như vậy, tỷ lệ chế tạo tàu bổ sung của Trung Quốc sẽ trở thành thước đo thể hiện ý đồ tác chiến biển xa trong tương lai của Hải quân Trung Quốc.
Thứ ba, khả năng sửa chữa tàu và máy bay (bất kể là thông qua tàu tiếp tế hay cơ sở ở nước ngoài) rất quan trọng đối với các hành động quân sự cách xa vùng biển của Trung Quốc. Nhưng, Trung Quốc vẫn đang xây dựng khả năng như vậy trên các lĩnh vực này, vì vậy sẽ phải có những nỗ lực to lớn trên phương diện này.
Thứ tư, theo báo chí Trung Quốc, để làm tốt công tác chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ hướng đến việc triển khai nỗ lực trên nhiều phương diện: Tổ chức diễn tập đa phương phức tạp hơn; phối hợp các hành động chống hạm/tàu sân bay; sẵn sàng tiến hành triển khai tới các tuyến đường hàng hải dễ bị tấn công, từ đó tăng cường sự hiện diện lực lượng, độ quen thuộc và trạng thái sẵn sàng của mình; thực hiện nhiệm vụ huấn luyện khoảng cách xa hơn.
Thứ năm, ngoài những tiêu chuẩn đo lường nêu trên, hải quân nước xanh thực sự có thể cần có một số cơ sở tiếp tế ở các vùng biển như Ấn Độ Dương. Nhưng, Bắc Kinh hầu như không đặt chân vào lĩnh vực này. Hiện nay còn chưa rõ Trung Quốc phải chăng sẽ phát triển căn cứ quân sự ở nước ngoài hay không, nhưng công trình hạ tầng cơ sở ở các khu vực ngoài sự quản lý của Trung Quốc lại cần thiết.
Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị tiếp quản cảng Gwadar thuộc tỉnh Balochi của Pakistan, một cảng biển có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương. |
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang có nhiều vũ khí hơn để tiến hành một cuộc đối kháng hải quân khu vực. Đồng thời, tàu chiến mặt nước ngày càng tiên tiến nhưng có số lượng hạn chế như cũ của Hải quân Trung Quốc cũng đang chống cướp biển, cứu công dân Trung Quốc bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn bởi các hành động bạo lực ở nước ngoài, đồng thời tiến hành đi thăm các nước trên thế giới. Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không phải là chỉ để đối đầu với Mỹ ở vùng biển cách xa Trung Quốc hơn 1.000 dặm Anh.
Cho dù Hải quân Trung Quốc đã tăng mạnh sản xuất các tàu chiến chủ yếu như tàu tiếp tế, nhưng nguồn lực và biện pháp để xây dựng một lực lượng hải quân hành động toàn cầu vẫn sẽ buộc Bắc Kinh cần tới thời gian 10 năm trở lên, mới có thể có được khả năng như vậy về phần cứng.
Ngoài ra, còn cần phải phát triển khả năng “phần mềm” toàn diện hơn và tích lũy kinh nghiệm hoạt động, mà điều này ít ra cần phải trải qua thời gian 10 năm.
Cho nên, hiện nay Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng tác chiến duyên hải mạnh và khả năng hành động biển xa hạn chế, chứ không phải là những hạm đội biển xa khổng lồ.
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden, Ấn Độ Dương. |
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông, TQ)
Theo Báo Giáo dục Việt Nam