Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo hộ.
Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo hộ.
Trong hai hướng tiếp cận, giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” tạo ra những hiểu lầm địa dư, lẫn pháp lý. Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa (như “biển Nhật Bản” hay “biển Nam Trung Hoa”...) có thể tạo lợi thế cho các nước có tên liên quan, nếu các quốc gia này dựa vào đó tự hợp pháp hoá các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử”, bất chấp sự thật rằng những cái tên ấy chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.
Từ những thực tiễn, chứng lý và pháp luật, mà Infonet đã lần lượt chuyển đến độc giả, cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” còn nêu ra những "tia sáng" và những giải pháp cho tình hình phức tạp ở Biển Đông.
Bất chấp luật pháp quốc tế, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa, Trung Quốc lại một lần nữa dùng vũ lực xâm lược một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.
Tòa soạn Báo NTNN vừa tiếp nhận một cuốn sách cổ được xuất bản năm 1912, trong đó có đính kèm bản đồ khoáng sản cổ do chính người Trung Quốc xây dựng. Bản đồ đính kèm trong cuốn sách được xuất bản năm 1911, do nhà Xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) ấn hành, trong đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn bằng đường kẻ viền (để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.
Trung Quốc đã xúc tiến kế hoạch xâm lấn Biển Đông như thế nào và dùng lý lẽ nào để "biện minh" cho những chiêu bài đã "lộ tẩy" trên Biển Đông?
Việt Nam có đầy đủ chứng lý và căn cứ pháp luật để chứng minh chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Như Infonet đã thông tin, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên đặt chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bài này, chúng tôi tiếp tục cung cấp cho độc giả góc nhìn về chứng lý và pháp luật từ sách 'Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông'.
Người có công sưu tầm, công bố cuốn tài liệu quý trên là ông Bùi Viết Đông, 84 tuổi, ở phố Cấm, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Trong cuốn sách có đăng tấm bản đồ mang tên “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” với điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Từ thế kỷ XVII, Người Việt đã liên tục khẳng định, bảo vệ, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho dù gặp bất cứ trở ngại, khó khăn nào.
Sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, Chủ biên Ts Trần Công Trục, khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, ít nhất là từ thế kỉ XVII.
Ra mắt chưa đầy 1 tháng, cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” đã thực sự gây “sốt” với giới học thuật trong và ngoài nước, ngay cả với học giả Trung Quốc về Biển Đông.
Ngày 28-8, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn - hậu duệ đời thứ 4 của Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) Trần Đình Bá đã công bố tập sách cổ "Địa dư đồ khảo”, kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. Tập tài liệu cổ của chính người Trung Quốc soạn ra có giá trị khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời cho thấy Trung Quốc đã hoàn toàn bịa đặt về một vùng biên cương không thuộc về họ.
Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã có trong tài liệu phương Tây từ thế kỷ XV đến XIX.
Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch, khi các đợt gió mùa Đông Bắc thưa dần trên Biển Đông, người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại cùng nhau cử hành các nghi lễ được gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây chính là hoạt động tri ân và tưởng nhớ những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông.