Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đình Việt Nam không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.
Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia.
"Trung Quốc muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tin rằng yêu sách của họ về "đường lưỡi bò” là đúng thì họ phải chứng minh được bằng chứng cứ khoa học cụ thể; hoặc là do Trung Quốc đã tự mâu thuẫn khi tuyên bố những điều hoàn toàn vô lý nên cố tình lờ đi sự thật ấy” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã nhấn mạnh như vậy khi cung cấp một số lượng lớn bản đồ tự tay sưu tập cho báo Đại Đoàn Kết.
Tư liệu phương Tây còn lưu lại đến nay cho thấy, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được xác định từ thế kỷ XV đến XIX.
Qua cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 và cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật, 1979), người ta càng hiểu rõ việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là kết quả của một sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam!
Lén lút, "thừa nước đục thả câu", "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012.
56 tấm bản đồ cổ do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được TS Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) và nhóm nghiên cứu sưu tầm, phát hiện đã tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Sáng ngày 28/8 tại TPHCM, Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức công bố tập sách “Địa dư đồ khảo” - đây là một tài liệu cổ liên quan đến vấn để lãnh hải hai nước Việt Nam và Trung Quốc do nhà nguyên cứu Trần Đình Sơn lưu giữ.
Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.
Trong các thập kỷ gần đây, trong quan hệ với VN, TQ đã hai lần sử dụng vũ lực để giành quyền chiếm hữu các đảo này, ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa và ngày 14.3.1988 tại Trường Sa.
Trước hết Trung Quốc (TQ) yêu sách chủ quyền trên các quần đảo trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý. Lập luận của TQ bao gồm: 1. Người TQ đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. 2. Ngư dân TQ đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của TQ. 3. Sự quy thuộc các đảo này vào TQ được củng cố bằng các phát hiện khảo cổ học. 4. TQ đã thực hiện các hành động cai quản trên các đảo này từ lâu đời. Chúng ta sẽ xem xét lập luận của TQ trong hai tiểu giai đoạn sau: thiết lập một danh nghĩa ban đầu và việc củng cố danh nghĩa đó.
Để củng cố lý lẽ về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, người TQ sử dụng cả các luận cứ về khảo cổ. Người TQ cho là đã tìm thấy vết tích tiền cổ và vật dụng cổ có từ thời Vương Mãng (năm thứ ba trước Công nguyên cho đến năm 23 sau Công nguyên) trên các quần đảo.
Để hiểu rõ câu chuyện, có thể tham khảo Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa năm 1980 và Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN năm 1979, 1981 và 1988. Nhằm chứng minh sự quản lý của Trung Quốc (TQ) trên các đảo tranh chấp này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao TQ chỉ đưa ra được ba sự kiện sau:
Sự kiện thứ ba: Ngô Thăng, phó tướng thủy sư Quảng Đông đã thực hiện việc tuần biển vào khoảng các năm 49 và 51 đời nhà Thanh (1710 - 1712). “Tự Quỳnh Thôi, lịch Đồng Cổ, kinh Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, Châu Tào tam thiên lý, Cung tự tuần thị (từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần tra xem xét). Gọi Thất Châu Dương ở đây tức quần đảo Tây Sa ngày nay, lúc bấy giờ do hải quân Quảng Đông phụ trách đi tuần”.
Các tác phẩm và các văn kiện chứng minh quyền phát hiện và chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có niên đại chỉ từ thế kỷ XV, các văn kiện trước đó có lẽ bị tiêu hủy và thất lạc dưới thời Bắc thuộc và các cuộc chiến tranh liên miên.
Vấn đề đặt ra là các hoạt động mang tính nhà nước này đã diễn ra chính xác tại đâu? Đối với người VN đây là các hành động nhằm khẳng định danh nghĩa chiếm hữu trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại phía TQ lại cho rằng: quần đảo Hoàng Sa mà VN nói hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa của TQ mà chỉ có thể là những đảo và cồn cát ở ven biển miền Trung VN” ([1]) với hai lập luận.
Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.
Các bằng chứng do VN đưa ra cho thấy các hoạt động do các chúa và các vua nhà Nguyễn trên Hoàng Sa và Trường Sa thường tiến hành trên năm lĩnh vực sau:
Nếu các chuyến đi đo đạc, vẽ hải trình được coi là các hành động nhận biết chung, thì việc cắm các bài gỗ theo lệnh vua đã tạo nên một hành vi không thể tranh cãi trong việc thiết lập quyền lực vương triều An Nam trên các đảo hoang không người.
Kể từ 1885, luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ đã thay đổi sâu sắc. Đối với các đất vô chủ terres res nullius, đó là việc chiếm hữu thực sự, không gián đoạn và thường xuyên mà sự không liên tục tương đối lớn có thể được châm chước nếu có phù hợp với việc duy trì quyền có thông báo việc chiếm cứ đó cho các cường quốc khác thông qua con đường ngoại giao. Một danh nghĩa đã từng được thiết lập có thể mất đi nếu quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu.