TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc bắt đầu tranh đoạt thị trường tàu chiến quốc tế với Nga?

"Trung Quốc hiện nay có khả năng chế tạo hầu hết các tàu chiến chủ yếu, hầu như không nhập khẩu, thậm chí bắt đầu cạnh tranh trang bị hải quân với Nga".- báo chí TQ tuyên truyền.
 

Tàu hộ vệ F-22P Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan

Ngày 14/9, mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cho biết, khi giới thiệu lịch sử tròn 5 năm thành lập và triển vọng phát triển của Tập đoàn Đóng tàu Liên hợp Nga, tạp chí “Quốc phòng” Nga tháng 7/2012 đã đặc biệt đề cập tới Trung Quốc, cho rằng ngay từ mấy năm trước Trung Quốc đã cơ bản không còn tiếp tục nhập khẩu tàu chiến, chuyển sang phát triển có trọng điểm công nghiệp đóng tàu trong nước, thậm chí bắt đầu thông qua xuất khẩu hàng giá rẻ để tranh đoạt thị trường quốc tế với Nga.

Tờ nguyệt san “Quốc phòng” Nga cho rằng, năm 2007, Chính phủ Nga quyết định thành lập Tập đoàn thống nhất quốc hữu lĩnh vực đóng tàu, kết hợp các nguồn lực, chấn hưng công nghiệp đóng tàu.

Khi đó, do sự tác động của một loạt nhân tố khách quan trong và ngoài nước, tình cảnh của ngành công nghiệp đóng tàu Nga rất khó xử: Một mặt, công nghiệp đóng tàu Nga vẫn có tiềm lực tương đối mạnh, vẫn là một trong ít những nước có thể chế tạo hầu hết tất cả các loại và cấp bậc tàu chiến, bao gồm tàu ngầm hạt nhân và tàu phá băng nguyên tử.

Khi đó, Nga chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường vũ khí trang bị hải quân thế giới, khoảng 20%, kim ngạch giao dịch mỗi năm hơn 1 tỷ USD, hơn nữa còn có triển vọng tăng trưởng 50-100%, trở thành nước lớn cung ứng sản phẩm cho Ấn Độ, Trung Quốc – những nước đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh hải quân.

Căn cứ vào thống kê lượng tiêu thụ, Nga là nước lớn xuất khẩu đầu tiên tàu ngầm động cơ thông thường kiểu mới của thế giới, từ năm 1986 đã xuất khẩu tổng cộng 31 chiếc tàu ngầm diesel kiểu 877.

 

Trung Quốc có khả năng sản xuất hầu hết các loại tàu chiến chính. Trong hình là tàu vận tải đổ bộ 071 Trung Quốc

Ngoài ra, Nga còn là một trong số ít những nước lớn xuất khẩu tàu chiến mặt nước cỡ lớn trên thế giới, trong thời gian từ 1998-2006 tổng cộng xuất khẩu bàn giao cho Trung Quốc 4 tàu khu trục tên lửa lớp “Hiện đại” kiểu 956E và 956EM, kim ngạch giao dịch khoảng 2,3 tỷ USD; mặt khác, ngành đóng tàu Nga cũng đã bị khủng hoảng sâu sắc, đặc biệt là nhu cầu đối với tàu chiến và trang bị trên biển hiện đại của Hải quân Nga ngày càng tăng lên.

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, mãi đến năm 2007, Hải quân Nga hầu như không được trang bị tàu chiến kiểu mới, vì vậy có nhu cầu cấp bách bổ sung tàu tác chiến và hỗ trợ ở tất cả các cấp độ để khôi phục vị thế nước lớn về hải quân của Nga.

Ngoài ra, từ năm 1980-2000 Hải quân Nga thông qua cải cách đã làm thay đổi mang tính căn bản, hơn nữa cách mạng của lĩnh vực quân sự đã đề cao công nghệ đóng tàu mới, đặc biệt là vũ khí chính xác cao, công nghệ tàng hình, thông tin, chỉ huy, thu thập và xử lý tin tức tình báo… trang bị cho tàu chiến.

Vì vậy, Hải quân Nga không chỉ cần chế tạo tàu chiến kiểu mới, mà còn phải nhanh chóng chế tạo tàu chiến đa năng hiện đại trong tình hình nguồn lực có hạn, bảo đảm cho họ bảo vệ có hiệu quả an ninh quốc gia trong thời bình và thời chiến.

Báo Nga cho rằng, sự bùng phát khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng tương đối lớn đối với ngành công nghiệp đóng tàu của Nga, đơn đặt hàng của công nghiệp đóng tàu dân dụng giảm mạnh, triển vọng phát triển không tốt.

 

Nga vẫn là cường quốc đóng tàu thế giới.

Nhưng, tình hình của lĩnh vực đóng tàu quân sự ít nhiều có những điểm khác, là người dẫn đầu trong lĩnh vực đóng tàu dân dụng chiếm tới 90% thị phần thế giới, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã thể hiện đẩy đủ khả năng có thể chế tạo thuận lợi hầu hết tất cả các loại tàu chiến các cấp độ chính, đã duy trì xu thế phát triển không tồi.

Đồng thời, Mỹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức vẫn duy trì như cũ lĩnh vực chế tạo tàu chiến của họ và vị thế dẫn đầu trên thị trường vũ khí trang bị hải quân thế giới.

Lĩnh vực đóng tàu quân sự cũng xuất hiện một số xu thế tiêu cực gây trở ngại cho sự phát triển ngành đóng tàu quân sự theo hướng xuất khẩu, trong đó phần lớn nhân tố tạo ra mối đe dọa đặc biệt cho công nghiệp đóng tàu quân sự Nga.

Trước hết là sự quan tâm của các nước lớn nhập khẩu vũ khí trang bị hải quân trên thế giới đối với việc nhập khẩu vũ khí trang bị hải quân của nước ngoài bắt đầu giảm xuống, chuyển sang phát triển công nghiệp đóng tàu trong nước.

Chẳng hạn, trước khi kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc hầu như hoàn toàn từ chối nhập khẩu tàu tác chiến từ thị trường nước ngoài, hơn nữa cùng với sự phát triển liên tục của công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước, Trung Quốc đang trở thành nước lớn xuất khẩu vũ khí trang bị hải quân mới, tích cực đẩy mạnh tiêu thụ hàng đẹp giá rẻ cạnh tranh trang bị hải quân với Nga, giá cả của chúng đều không quá đắt, chất lượng tương đối cao.

Thứ hai là đa số các nước phương Tây giảm chi tiêu quân sự, tiến trình đổi mới trang bị hải quân giảm xuống, thị trường tàu quân sự cũ sôi động, đã làm hạn chế sự phát triển của thị trường tàu chiến kiểu mới.

 

Ấn Độ cũng đẩy mạnh tự sản xuất tàu chiến




Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo Báo Giáo dục Việt Nam
 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te