TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc biểu tình chống Nhật: vừa thật vừa giả

Kỷ niệm biến cố Thẩm Dương hàng năm vào ngày 18.9. Câu chuyện có thật về vụ đánh bom giả mà Nhật lên kế hoạch để phá hủy một đường sắt thuộc sở hữu Nhật gần thành phố Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc, vào ngày 18.9.1931 để có cớ xâm chiếm phần lớn Trung Quốc.

Năm nay, khi cảm xúc chống Nhật lên cao vì những lý do dường như không liên quan biến cố năm xưa, chọn thời điểm biểu tình có vẻ gần như là hữu ý. Liệu những cuộc biểu tình sôi sục như thế có thể hoạch định trước?

 

Có bao nhiêu người Trung Quốc xuống đường phản đối Nhật Bản trong những ngày qua là "biểu tình thật"? Ảnh: Reuters

Bất cứ ai có trí nhớ tốt có thể nhìn thấy nhiều điều qua những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác của Trung Quốc. So với đợt biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc vào năm 2005, và đợt biểu tình dữ dội chống Mỹ và NATO sau vụ nổ bom gây chết người tại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999, diễn biến hiện nay có khác. Những đám đông biểu tình Trung Quốc diễu hành và hô to khẩu hiệu, trong khi nhiều nhóm cảnh sát chống bạo động thờ ơ đứng xem – họ chỉ cần bảo vệ các sứ quán và tòa lãnh sự không bị tấn công, đôi khi chịu đựng chai lọ, trái cây hay những thùng sơn ném vào. Nhưng bây giờ, từ ngữ trên áp phích, biểu ngữ của người biểu tình, cho dù được hô lên hay viết ra, từ khẳng định lòng yêu nước và sự “bắt nạt” và “nỗi ô nhục” mà Trung Quốc phải chịu đưng trong suốt lịch sử hiện đại, đến những thông điệp gay gắt và phân biệt chủng tộc thúc đẩy bạo lực. Nhưng người biểu tình không phải là người duy nhất hành động. Có một cảm giác ngờ ngợ khi nhìn phản ứng của người xem. Thực chất là câu hỏi: những cuộc biểu tình có phải là sự bột phát thành thật và thiết tha của người dân thường Trung Quốc, hay là những mảng chính trường do nhà nước dàn dựng và điều khiển.

 

Thứ ba 18.9, nhiều cuộc biểu tình của người Trung Quốc diễn ra bên ngoài sứ quán Nhật ở Bắc Kinh để đánh dấu kỷ niệm ngày Nhật xâm chiếm Manchuria (Đông Bắc Trung Quốc). Các cuộc biểu tình cũng bùng phát trong hàng chục thành phố khác, kể cả Thượng Hải, Thành Đô và Thâm Quyến.

Theo một cư dân nước ngoài sống lâu năm trong khu vực biểu tình ở Bắc Kinh cuối tuần rồi, “toàn bộ là giả mạo” và “những người giơ cao nắm đấm là thành viên trong quân đội hay lực lượng cảnh sát Trung Quốc được giao nhiệm vụ bắt buộc là giả biểu tình”.

Một số người Trung Quốc cũng tỏ ra nghi ngờ “về tình huống thực của những cuộc biểu tình yêu nước chống Nhật”. Họ đưa ra bằng chứng là nhận ra trên hình chụp một người dẫn đầu đoàn biểu tình ở Tây An với loa trong tay và biểu ngữ chống Nhật trên áo, là một viên cảnh sát cấp cao ở địa phương.

Phóng viên của bạn biết rằng việc hỏi người biểu tình trong những tình huống này về việc họ được sắp đặt ở đó, hay thậm chí là chỉ góp sức là một điều nguy hiểm (Bài học đến từ kinh nghiệm cá nhân, cho dù lý lẽ thông thường cũng đã đủ). Nó mời gọi sự giận dữ và phẫn nộ khi nói rằng họ bị điều khiển – hay giả dối.

Với câu hỏi là liệu những cuộc biểu tình đó được đạo diễn hay thực sự bột phát, câu trả lời thực tế rất quan trọng, nhưng không cần thiết ghi nhận là hai khả năng này không loại trừ nhau? Trong chừng mức nào đó cả hai đều có thể đúng?

Cho dù một số viên chức có thể trà trộn vào người biểu tình và có thể đóng vai trò quan trọng là dẫn dắt diễn biến, không nghi ngờ là đã có nhiều dân thường tham gia, bộc lộ cảm xúc và phẫn nộ thực.

Thái độ chống Nhật kịch liệt lan khắp Trung Quốc, trong nhiều khu vực, tầng lớp và lứa tuổi. Đối với người nào có chút ít kiến thức về lịch sử thế kỷ 20, thật không khó để hiểu mầm mống của những cảm xúc này. Tuy nhiên người ta cảm thấy bối rối là thấy chúng được nuôi dưỡng và khích động bởi các cơ quan truyền thông Trung Quốc.

 

Cảnh sát bảo vệ lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải khi người Trung Quốc đến biểu tình nhân dịp 81 năm Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nuôi dưỡng cảm xúc phẫn nộ không phải là đề tài tranh cãi. Có thể có nhiều ý kiến khác biệt trong thế giới mới mẻ và khá tự do của trang mạng xã hội Trung Quốc, nhưng các kênh diễn đạt chính thống vẫn được nhà nước trực tiếp điều khiển. Và trong tin tức, xuất bản học thuật, tài liêu giáo dục, kịch truyền hình, tiếng la ó phản đối người Nhật cũng có thể nghe thấy. Đôi khi nhanh hơn hay to hơn, đôi khi chậm hơn hay nhẹ hơn, nhưng không bao giờ vắng bặt khi chủ đề chuyển về nước Nhật, bởi vì chính phủ Trung Quốc rất xem trọng việc sử dụng truyền thông dẫn dắt ý kiến công chúng.

Đề cập vai trò của những nỗ lực này trong định hình quan điểm ở Trung Quốc không phải để phủ nhận rằng bản thân các quan điểm là thành thật. Người dân thật sự thiết tha với những đảo đang bị tranh chấp, bởi vì chúng là phần còn lại trong lịch sử đầy hổ then của mối quan hệ Trung-Nhật thời hiện đại. Nhật đã làm phần mình để câu chuyện luôn có mặt trong tin tức những tuần qua, trong khi truyền thông Trung Quốc chọn cách nhấn mạnh nó.

Hiện giờ có những người dân thực sự muốn diễu hành, la ó hay ném chai nhựa vào sứ quán Nhật. Và chính quyền – hoặc là vì sợ làm dân chúng giận dữ khi từ chối cơ hội biểu tình hoặc bởi vì chính họ thích ý tưởng này – đang cho phép biểu tình đến một mức độ nào đó. Bởi vì sẽ nguy hiểm hơn nếu để người biểu tình diễu hành những khoảng cách xa trên khắp thủ đô Bắc Kinh và tụ họp đông hơn, một ý tưởng hay là cung cấp xe buýt cho đám đông. Bởi vì họ khó lòng khước từ cơ hội dẫn dắt ý kiến công chúng, họ cũng có thể giơ cao cờ và biểu ngữ có thông điệp đã được duyệt.

Tóm lại, các viên chức đang cho phép người biểu tình làm việc của mình, đồng thời cố sức dẫn dắt họ. Nếu nói mục tiêu của hành động dẫn dắt này là tấm lòng thiết tha thực sự của người dân thực sự, không phải là chối bỏ sự điều khiển. Và khi thừa nhận những người biểu tình có thể lên xe buýt của chính phủ, vẫy biểu ngữ và chai nước (cho dù để uống hay để ném vào tường một sứ quán), không có nghĩa là lòng thiết tha với chủ quyền đất nước của họ là giả.

Võ Phương (ECONOMIST)
Theo SGTT

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te