“Đây là một hoạt động giao lưu cấp cao quan trọng nhất của quân đội Trung-Mỹ trong năm 2012, giúp tăng cường lòng tin, giảm phán đoán nhầm”.
Tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã đến thăm Mỹ. |
Ngày 17/9, Tân Hoa xã có bài viết cho rằng, nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, ngày 17-20/9/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có chuyến thăm tới Trung Quốc.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của Panetta trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, chuyến thăm này cũng là một trong những hoạt động giao lưu cấp cao quan trọng nhất giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ trong năm. Chuyên gia cho rằng, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quân đội hai nước tăng cường lòng tin, giảm phán đoán nhầm.
Chu Phong, giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho rằng: “Chuyến thăm này của Panetta là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm Mỹ của Lương Quang Liệt trong năm nay, cũng là hoạt động quan trọng của hợp tác, giao lưu quốc phòng giữa quân đội hai nước trong năm, có ý nghĩa quan trọng giúp quân đội hai nước tăng cường lòng tin, xóa bỏ ngờ vực, bảo vệ quan hệ hợp tác mang tính xây dựng”.
Nghê Phong, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính, quan hệ Trung-Mỹ quan trọng hơn. Giao lưu quân sự là một bộ phận rất quan trọng của quan hệ hai nước, duy trì sự giao lưu quân sự song phương có lợi cho tránh phán đoán nhầm các loại nguy cơ khi xuất hiện những vấn đề mang tính bất ngờ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa có chuyến thăm tới Nhật Bản và hai bên đạt được nhất trí về việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa thứ hai tại Nhật Bản, một nước láng giềng của Trung Quốc. Điều này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng nóng bỏng, phức tạp, nhất là tranh chấp đảo Senkaku giữa Nhật-Trung đang nóng lên một cách chóng mặt. |
Được biết, trong chuyến thăm Trung Quốc, Panetta sẽ tổ chức hội đàm với Lương Quang Liệt và gặp gỡ báo chí, tham quan trường quân sự và phát biểu. Hai bên sẽ thảo luận quan hệ hai nước, hai quân đội, những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Chu Phong nói, trong thời gian thăm Mỹ tháng 5/2012 của Lương Quang Liệt, đã đạt được với phía Mỹ nhiều mục đích hợp tác, trong đó có tổ chức các cuộc diễn tập liên hợp trong năm như cứu trợ nhân đạo, giảm thiên tai, chống cướp biển, điều này cho thấy giao lưu giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ có tiến triển thuận lợi. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Panetta, hai bên duy trì sự phát triển tiếp tục của quan hệ quân sự hai nước như thế nào còn chờ quan sát.
Tháng 1/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm Mỹ thành công, cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đạt được đồng thuận quan trọng thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng.
Tháng 2/2012, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm Mỹ thành công, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác Trung-Mỹ đạt được phát triển mới. Tháng 5/2012, Lương Quang Liệt thăm Mỹ, tiếp tục tăng cường sự hiểu biết và lòng tin giữa hai bên, thúc đẩy hợp tác, thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước Trung-Mỹ phát triển lành mạnh, ổn định.
Đối với quan hệ quân sự Trung-Mỹ, ngày 13/9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Little tuyên bố, chuyến thăm Trung Quốc của Panetta sẽ là một cơ hội làm sâu sắc thêm quan hệ giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ, phía Mỹ tập trung vào xây dựng quan hệ quân sự song phương lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy và có tính tiếp diễn. Hy vọng chuyến thăm tăng cường độ minh bạch của hai bên, làm cho quan hệ quân sự hai nước có sức sống hơn.
Mỹ tăng cường triển khai quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được cho là nhằm vào Trung Quốc. |
Theo Nghê Phong, trong tình hình cuộc đấu chiến lược Trung-Mỹ gia tăng, quân đội Mỹ và TQ cần bình thường hóa việc trao đổi, giao lưu, có thể thẳng thẳng thảo luận các vấn đề như Trung Quốc và Mỹ làm thế nào để thực hiện tương tác tốt đẹp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều này có lợi cho giảm phán đoán nhầm giữa hai bên.
Những năm gần đây, phía Mỹ đã đẩy nhanh rõ rệt các bước tăng cường triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ tuyên bố sẽ đưa 60% lực lượng hải quân tới châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm tới, mà còn triển khai quân đội ở Australia, nâng cao tần suất diễn tập quân sự với các nước châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời căn cứ viện trợ quân sự, sử dụng căn cứ quân sự, triển khai tàu chiến tiên tiến, tăng cường tham vấn, hợp tác với các nước như Philippines, Việt Nam, Nhật Bản.
Chu Phong nói: “Điều này đã thể hiện rõ tính cần thiết tăng cường giao lưu quân sự giữa Trung-Mỹ. Quan hệ Trung-Mỹ không chỉ quyết định cục diện chiến lược của châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cũng có liên quan tới hòa bình và ổn định của thế giới trong thế kỷ 21, hai nước cần xử lý tốt quan hệ song phương ở tầm cao chiến lược”.
Còn theo Nghê Phong, Mỹ quay trở lại châu Á, các bên đều có đấu đá lợi ích. Trung Quốc và Mỹ nếu có thể hợp tác, sẽ có hiệu quả “làm gương” rất tốt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực.
Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức liên tiếp các cuộc diễn tập đe dọa Nhật Bản |
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
Theo Báo Giáo dục Việt Nam