Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự cứng rắn của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 đã thực sự bước vào giai đoạn “nóng” nhất với việc 2 ứng cử viên vừa hoàn tất một trong ba cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Với các cử tri, các cuộc tranh luận trực tiếp sẽ cung cấp cho họ cơ sở thuyết phục để thẩm định lại hoặc đưa ra sự quyết định lựa chọn ông chủ Nhà Trắng cho 4 năm sắp tới.
Nước Nhật trỗi dậy những năm 1920 và 1930, giống như Trung Quốc ngày nay, luôn không hài lòng với sự áp đặt ảnh hưởng thương mại và văn hóa của phương Tây. Cả hai nước đều tiến hành tăng cường năng lực quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế mới.
Trong những năm gần đây, khi nói về Trung Quốc người ta thường dùng cụm từ “Nước giàu, dân nghèo”. Nhưng một chuyên gia nghiên cứu của Hong Kong lại khẳng định, còn lâu Trung Quốc mới có thể được coi là một nước giàu.
Theo một số nhà phân tích, những biện pháp trả đũa nhau về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho cả Nhật Bản và Trung Quốc, do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế này.
Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh quan tâm đến Bắc Cực xa xôi lạnh giá? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương?
Sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông là điều đang diễn ra và chắc chắn sẽ ngày một mạnh mẽ hơn, các nước tại khu vực sẽ cần có những bước đi hợp lý để tránh rơi vào tình trạng “nhất biên đảo”, nghĩa là không dựa vào một bên để chống một bên.
Những cuộc họp gần đây về vấn đề Biển Đông được tiến hành ở rất nhiều nơi đã cho thấy, nếu không có những bước đi mạnh mẽ vào thời điểm hiện tại để thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp với một thái độ thiện chí thì "cơn sốt địa chính trị" trong vùng biển quan trọng này sẽ gia tăng, thậm chí ở mức đáng lo ngại hơn.
Quần đảo có năm đảo nhỏ không có người ở và ba đảo đá cằn cỗi. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, cách xấp xỉ 120 hải lý về phía đông bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía đông Trung Quốc đại lục và cách 200 hải lý về phía tây nam của đảo Okinawa của Nhật Bản.
Trong lúc các tàu thuyền công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quần thảo xung quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai nước cũng bắt đầu đẩy mạnh cuộc chiến dư luận quốc tế về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.
Với những biện pháp tẩy chay của các ngân hàng Trung Quốc, cuộc đối đầu Trung - Nhật đang có nguy cơ tác động đến hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi đó, ba tàu Trung Quốc tiếp tục lấn sâu vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Các ngân hàng Trung Quốc đã rút khỏi những sự kiện liên quan tới các hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra tại Nhật Bản vào tuần tới.
Tuyên bố hôm 28/9 của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell cho thấy, Mỹ sẽ không đóng vai trò trung gian hòa giải trong những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông cho dù Washington vừa điều tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN 74) đến Guam, tập kết với tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) vừa kết thúc cuộc diễn tập Valiant Shield-2012, động thái được coi nhằm gây sức ép với Bắc Kinh, cũng như sẵn sàng cho khả năng xảy ra xung đột Trung - Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo dõi cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, người ta đặc biệt quan tâm đến “nhân tố” Mỹ. Ngoài mục đích đảm bảo tự do hàng hải trên các vùng biển, Mỹ cho biết họ có lý do để can dự sâu vào một số tranh chấp. Đó là vì Mỹ đã ký hiệp ước an ninh với 3 trong số các bên đang tranh chấp với Trung Quốc.
Trong khi Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông bùng lên dữ dội trước việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này.
Quan hệ Trung - Nhật lên xuống thất thường như thời tiết lúc giao thời chuyển mùa, nhưng chưa có những hiện tượng “thời tiết cực đoan”, ít ra từ nay đến năm 2020.
Chắc chắn, thế hệ lãnh đạo mới được công bố sau đại hội đảng sẽ diễn ra vào ngày 8/11 sẽ không dễ gì bỏ lại tất cả mọi chuyện ở phía sau.
Hiệu ứng từ Đại hội lần thứ 18 sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được giới quan sát phán đoán từ nhiều mặt. Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ để lại dấu ấn như thế nào trong quan hệ quốc tế?
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa cuộc bầu cử lựa chọn “ông chủ” kế tiếp của Nhà Trắng sẽ diễn ra. Trong lúc này, cả 2 ứng cử viên Obama và Mitt Romney đều đang ra sức chinh phục cử tri với cùng một một tiêu: Thể hiện sự khác biệt về chính sách kinh tế để vực dậy nền kinh tế Mỹ.
Khi mà chính quyền Mỹ đang suy tính liệu có nên phát động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran để ngăn chặn “chương trình phát triển vũ khí hạt nhân” của nước này hay không, có lẽ giới tình báo Mỹ nên tự vấn một điều rằng Mỹ sẽ “gánh hậu quả” gì nếu như những tính toán nói trên là sai lầm.