TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Nếu tình báo Mỹ mắc sai lầm trong vụ Iran?

Khi mà chính quyền Mỹ đang suy tính liệu có nên phát động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran để ngăn chặn “chương trình phát triển vũ khí hạt nhân” của nước này hay không, có lẽ giới tình báo Mỹ nên tự vấn một điều rằng Mỹ sẽ “gánh hậu quả” gì nếu như những tính toán nói trên là sai lầm.

Vấn đề này chưa từng được đặt ra hay chí ít là nó đã được đặt ra mà chưa có câu trả lời kể từ sau cuộc chiến tranh Iraq diễn ra năm 2003 cho đến nay và đã để lại những hậu quả nặng nề cho chính nước Mỹ. Trước khi từ bỏ chính sách ngăn chặn và tiến hành một “cuộc chiến tranh phòng vệ” chống lại một quốc gia không thể tấn công nước Mỹ thì nước Mỹ cần phải có một bằng chứng chắc chắn nhất có thể để lý giải xác đáng cho những hành động của mình.

Nếu tình báo Mỹ mắc sai lầm trong vụ Iran?
Bức biếm họa của một tờ báo Brazil cho rằng những gì Mỹ vẽ về chương trình hạt nhân của Iran đều là dối trá.

Tình hình Iran hiện tại đang vẽ ra một bức tranh tình báo thậm chí là tệ hại hơn so với Iraq năm 2003. Nước Mỹ đã không có một sự hiện diện ngoại giao nào kể từ năm 1979 và phải dựa vào thông tin tình báo thu thập được thông qua công nghệ, thanh tra viên quốc tế và các mối quan hệ tình báo nước ngoài. Nếu như không có những thông tin tình báo chắc chắn, cục tình báo nước này đã có thể ra quyết định cố vấn cho chính phủ bằng những định kiến, thông tin mơ hồ về chương trình hạt nhân Iran và các dự đoán đó cần phải có cơ sở khi cho rằng Chính phủ Iran sẽ cho hoạt động chương trình này. Các hoạt động đánh giá về khả năng quân sự của Iran đã phải dựa vào một phần thông tin do các nhà phát triển vũ khí Mỹ cung cấp thông qua các cuộc thử nghiệm cũng như phát triển vũ khí. Những giả định phân tích kiểu như vậy có thể sẽ lại dẫn đến những kết luận sai lầm.

Vậy thì làm sao để tránh khỏi một cuộc tấn công quân sự chỉ dựa trên những tin tình báo sai lầm do Ủy ban điều tra và các “mật vụ bàn giấy” đem lại?

Trước hết, nước Mỹ cần phải có được những bằng chứng có tính chính xác cao. Những chuyên gia tình báo phải thách thức chính bản thân họ trong việc đưa ra các nghi vấn đối với tin tình báo, yêu cầu các giả định phải có cơ sở về hành vi của Iran cũng như khả năng kỹ thuật của nước này phải được phát hiện. Các nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích loại hình tư duy phản biện và phải chú ý đến dấu hiệu tư duy logic lỗi hoặc tình báo bị thiếu sót.

Tiếp đó, Mỹ không thể quá tin tưởng vào những thông tin được thu thập và cung cấp bởi chính phủ nước ngoài. Những loại tình báo này có thể rất có ích, tuy nhiên nếu nó càng được cung cấp nhiều thì nó sẽ càng ảnh hưởng đến hành động của các nhà chính sách Mỹ trong việc đưa ra các nhận định khách quan và chính xác. Khá nhiều các nhà tình báo nước ngoài đã từng phân tích khả năng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq và các thông tin này đều do họ tự nghĩ ra, lệch hướng và hoàn toàn bịa đặt. Và với những tin tình báo như vậy, Mỹ đã tin rằng những nhận định về chương trình hạt nhân của Iraq là đúng. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh là Iraq không có vũ khí hủy diệt hay chương trình hạt nhân quân sự. Tình báo Mỹ cần phải biết nghi ngờ các thông tin thu thập từ tin tình báo được cung cấp bởi các quốc gia khác.

Một trong những điều cần phải được quan tâm khác chính là việc phải đặt các quan chức tình báo xa ra khỏi những buổi thảo luận về chính sách, đặc biệt là những buổi thảo luận về chính sách quân sự. Việc không có được các hoạt động độc lập và khách quan đã khiến cho cựu giám đốc CIA thời chính quyền tổng thống Bush khẳng định thông tin cho rằng Saddam Hussein đã phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các quan chức tình báo cấp cao không thể từ chối mong muốn hoạt động theo nhóm và nếu 1 nhóm chính sách đang tìm kiếm những thông tin để hỗ trợ cho một quyết định đang được mong chờ nào đó, điều này có thể khiến quan điểm của cơ quan tình báo bị sai lệch. James R. Clapper, giám đốc cục tình báo quốc gia Mỹ cần được cố vấn một cách tốt hơn về những tin tức tình báo liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran thông qua một chương trình nghiêm ngặt mang tên “Red-teaming”, bao gồm cả những chuyên gia độc lập không liên quan đến chính quyền hiện tại hay những chính sách của họ.

Nếu tình báo Mỹ mắc sai lầm trong vụ Iran?

Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Iran có thể đã có đủ lượng uranium cần có để sản xuất bom nguyên tử vào mùa hè năm sau. Ông này thậm chí còn minh họa bằng hình vẽ một quả bom như vậy và một 'đường ranh giới màu đỏ' cho chương trình hạt nhân của Tehran.

Thêm nữa, tuyệt đối không nên yêu cầu các cơ quan tình báo có các hành động can thiệp. Trong tình hình diễn biến năm 2003, khi đưa ra báo cáo về chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, cơ quan tình báo nước này đã được yêu cầu hỗ trợ cho các chính sách của chính quyền tổng thống Bush. Những báo cáo đó không thực sự quá nghiêm trọng nhưng đã cố tình tránh đi những phần quan trọng đáng ra các báo cáo tình báo phối hợp cần đưa ra.

Cuối cùng, cục tình báo nên ngay lập tức, nếu như chưa kịp làm, chuẩn bị sự đánh giá thẳng thắn những ảnh hưởng của hành động quân sự đánh vào các cơ sở hạt nhân của Iran tới chính trị nước này và ổn định khu vực Trung Đông. Vào năm 2003, những đánh giá kiểu như vậy cũng đã được đề cập nhưng được cho là quá muộn bởi chiến tranh Iraq đã bùng nổ trước đó không lâu. Do đó, họ đã không thể đưa ra được ảnh hưởng tích cực nào đối với những nhà hoạch định chính sách. Những người này đã tự thuyết phục mình rằng người Iraq sẽ chào đón binh lính Mỹ, xem họ là quân giải phóng, chờ đợi sự nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động xã hội và kinh tế tại nước mình.

Không cần nói ra cũng có thể nhìn thấy rõ quyết định tấn công một nhà nước Hồi giáo khác sẽ mang lại hậu quả vượt qua cả mục đích “ giảm tiềm năng quân sự của Iran”, và cục tình báo cần phải phân tích những hậu quả đó và cũng cần phân tích tinh tình báo về ý định hạt nhân ủa Iran.

Rõ ràng là những điều nói trên không đảm bảo được các quan chức tình báo thường đạt được những quyết định quan trọng về vấn đề Iran sẽ trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, cục tình báo Mỹ không nên lặp lại những sai lầm đã diễn ra trong năm 2002 và 2003 và cũng không cho phép mình biến thành vật hy sinh cho đúng với cách cư xử dành cho các vị lãnh đạo chính trị và quân sự của quốc gia.

Phan Sương
Theo InfoNet

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te