TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc

Trong khi Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông bùng lên dữ dội trước việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này.

"Gậy ông đập lưng ông!"

Việc Trung Quốc cho rằng Nhật Bản "đánh cắp" Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc, chưa đánh giá về tính đúng sai, nhưng về mặt hành động thì tuyên bố này của ngoại trưởng Trung Quốc xem ra thấm đẫm sự cay cú.

Chính phủ Nhật Bản hôm 11-9 đã ký hợp đồng mua 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku với chủ sở hữu tư nhân. Hợp đồng được ký kết sau quyết định của Chính phủ Nhật Bản tại cuộc họp nội các trước đó về việc chi 2,05 tỉ yên từ quỹ dự phòng để mua đảo.

Với hợp đồng mới này, Chính phủ Nhật Bản đã sở hữu 4 trong số 5 đảo chính của Senkaku, đồng thời tiếp tục thuê đảo còn lại. Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm quản lý số đảo mới mua này.

Nếu như coi Nhật Bản là kẻ "đánh cắp" Senkaku/Điếu Ngư thì rõ ràng là Trung Quốc bị "mất cắp".

"Mất cắp" một quần đảo có nghĩa là quần đảo đó không có hay có rất ít sự ràng buộc với mình bị kẻ khác có đủ điều kiện, phương tiện, biến thành của họ mà không để lại một vết tích, chứng cớ gì cho kẻ mất chứng minh rằng nó thuộc  chủ quyền của mình.

Chính vì vậy khi bị "đánh cắp", Trung Quốc rất bối rối, lúng túng, trong cách xử lý, tạo ra những hành động mang tính bị động, tiêu cực.

Bằng cách nào để Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên đó khi bị Nhật Bản "đánh cắp" rất chi là ngoạn mục?

Trung Quốc phát động các cuộc biểu tình với hàng triệu người tham gia trên 80 thành phố cả nước. Chủ nghĩa dân tộc được báo chí truyền thông, giới hiếu chiến cho "uống thứ rượu rẻ tiền", nhanh chóng say, quậy phá.

Những cuộc biểu tình đã có dấu hiệu không kiểm soát được khiến chính quyền phải ra tay dẹp. Rốt cuộc, chẳng lay chuyển được ý chí của Nhật, trong khi chính mình phải dọn dẹp "rác" mà các cuộc biểu tình để lại.

Trung Quốc vận động cho một số quá khích như số người Hồng Kông hôm rồi đổ bộ lên đảo cắm cờ chủ quyền ư? Không thể, người Nhật đã và đang quá cảnh giác.

Quần đảo đang gây sóng gió trong quan hệ Nhật - Trung.  Ảnh: REUTERS
Quần đảo đang gây sóng gió trong quan hệ Nhật - Trung. Ảnh: REUTERS


Trung Quốc vận động tàu cá ngư dân với sự hỗ trợ của Hải giám lao ra đó để khẳng định chủ quyền, trong khi ngư dân ra khơi với một tinh thần không phải vì chủ quyền, yêu nước, mà như Nhật đã tố cáo là chính phủ Trung Quốc trả tiền ư? Nhật Bản có đủ sức mạnh răn đe và quá nhiều kinh nghiệm đối phó.

Có lẽ cũng chỉ có 2 cách đó, một bài bản cũ soạn đi soạn lại, để Trung Quốc chứng tỏ chủ quyền bằng "hòa bình", bằng "lấy thịt đè người" mà thôi.

Nhưng Nhật Bản không phải là Philipines. Lực lượng tuần duyên Nhật không phải là chuyện đùa cho Hải giám Trung Quốc và Cảnh sát biển Đài Loan.

Thực tế mấy ngày qua đã chứng minh điều đó. Ngày 25/9, các tàu tuần duyên Nhật Bản đã dùng súng phun nước xua đuổi 40 tàu cá và 8 tàu Cảnh sát biển Đài Loan khỏi vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố là lãnh hải của nước này.

Tàu Hải giám xuất hiện nhưng chưa vi phạm lãnh hải, tàu cá Trung Quốc chưa xuất hiện, nhưng dù có nhiều như ông La Viện kiến nghị, thì với một tinh thần như trên sẽ chẳng làm được gì, chỉ tội nghiệp cho ngư dân mà thôi.

Việc quản lý Senkaku/Điếu Ngư từ trước và quốc hữu hóa nó của Nhật thì dù có hay không có người Nhật trên đảo cũng đều có giá trị như nhau. Nhưng với Trung Quốc thì không thể dùng nước cờ đó khi đã xác định như bị "đánh cắp".

Vì vậy, sự khẳng định chủ quyền có giá trị nhất, có sức nặng nhất, chỉ còn cách duy nhất là đưa người Trung Quốc định cư trên đảo, nếu như không bị coi là nói suông. Điều đó đồng nghĩa với việc dùng lực lượng lính thủy đánh bộ, đổ bộ lên chiếm đảo, đồn trú.

Nhưng, đây là một vấn đề vô cùng nan giải, phức tạp, nếu không tính toán kỹ thì chính Trung Quốc là bên đầu tiên khiêu chiến tạo nên một cuộc chiến tranh mà hậu quả không lường. Senkaku/Điếu Ngư là cái bẫy nguy hiểm mà dính vào đó sẽ hao người tốn của, mất uy tín và có thể sụp đổ.

Lê Ngọc Thống
Theo PN Today


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te