Các bằng chứng do VN đưa ra cho thấy các hoạt động do các chúa và các vua nhà Nguyễn trên Hoàng Sa và Trường Sa thường tiến hành trên năm lĩnh vực sau:
Nếu các chuyến đi đo đạc, vẽ hải trình được coi là các hành động nhận biết chung, thì việc cắm các bài gỗ theo lệnh vua đã tạo nên một hành vi không thể tranh cãi trong việc thiết lập quyền lực vương triều An Nam trên các đảo hoang không người.
Kể từ 1885, luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ đã thay đổi sâu sắc. Đối với các đất vô chủ terres res nullius, đó là việc chiếm hữu thực sự, không gián đoạn và thường xuyên mà sự không liên tục tương đối lớn có thể được châm chước nếu có phù hợp với việc duy trì quyền có thông báo việc chiếm cứ đó cho các cường quốc khác thông qua con đường ngoại giao. Một danh nghĩa đã từng được thiết lập có thể mất đi nếu quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu.
Tháng 8.1907, người Nhật có tham vọng chiếm đóng các đảo không người của quần đảo Đông Sa, gần Quảng Đông. Việc này đe dọa trực tiếp tới an ninh của TQ. Biến cố này đã có hậu quả lật ngược hoàn toàn thái độ của TQ đối với Hoàng Sa, quần đảo được coi là bàn đạp có thể được sử dụng để chống lại TQ.
Đối với quần đảo Trường Sa, những quan trắc cụ thể đầu tiên khu vực này được thực hiện năm 1867-1868 bởi tàu nghiên cứu hải dương của Anh Riflemean.
Từ năm 1949, thay đổi chính trị của một số nước trong khu vực làm xuất hiện những thực thể nhà nước mới liên quan tới cuộc tranh chấp trên biển Đông. Ở đây, vấn đề quyền kế thừa có tầm quan trọng của nó.
Ngày 15.6.1996, Trung Quốc (TQ) phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và ban hành Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).
Giáo sư Đỗ Tiến Sâm cho rằng, người VN đều mong muốn được sống hòa bình với nước láng giềng phương bắc nhưng luôn có tinh thần cảnh giác cao đối với các chính sách và hành động của TQ.
Việc lý giải các điều khoản UNCLOS về tự do hàng hải đang được cả Mỹ và Trung Quốc vận dụng theo cách có lợi nhất cho mình trong các hoạt động tại Biển Đông. Sự khác biệt dẫn tới việc Trung Quốc cố tình có những hành động gây nguy hiểm đối với các tàu thăm dò của hải quân Mỹ.
"Nước lớn phải lấy chữ nhân để đối xử với nước nhỏ, với thái độ nhường nhịn, không hẹp hòi, không áp đặt. Nước nhỏ thì dùng trí để giao hảo với nước lớn, tôn trọng nước lớn, xem nước lớn là đàn anh nhưng vẫn giữ tinh thần độc lập, có bản sắc riêng và có những lãnh đạo tài trí".- GS. Trần Văn Thọ.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Vậy nước này đã dùng phương cách gì để đạt được thành tựu đó?
Brunei muốn đẩy mạnh những hoạt động hợp tác quân sự với Mỹ, trong đó bao gồm các cuộc diễn tập hải quân, trao đổi, thăm viếng, và chia sẻ thông tin tình báo. Ngoài ra, Brunei cũng đánh giá ASEAN và Trung Quốc vẫn bế tắc trong đàm phán đối với vấn đề khai thác chung tại Biển Đông.
"Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ như thế nào với các nước láng giềng. Việc yêu sách của Trung Quốc có phạm vi quá rộng ..đang tạo ra một bầu không khí lo âu ...Tôi nghĩ sự mập mờ.. của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại."
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km² là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các quốc gia là gì?
Trung Quốc có vẻ tự tin hơn trong cạnh tranh nhằm thế chân Mỹ, Anh trong các liên doanh dầu khí ở Biển Đông. Với lợi thế được hậu thuẫn đầu tư vốn của chính phủ, doanh nghiệp TQ đang trở thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực khai thác năng lượng tại khu vực.
Thời gian qua, Trung Quốc đưa gần 200 nghiên cứu sinh đi học tại các trường đại học trên thế giới, họ vừa làm nghiên cứu sinh vừa tuyên truyền và quảng bá vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam ngày càng lớn mạnh và trong giới nghiên cứu có người đã dành gần trọn đời nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa; đã vài lần mang tài liệu về Hoàng Sa - Trường Sa đi phổ biến ra thế giới, trong đó có Mỹ.
"Trung Quốc không đủ chứng cớ để đăng ký vào danh sách những cường quốc biển… Và họ cũng không thể nhận về mình những gì từ xa xưa trong lịch sử đã không thuộc về họ…", PGS - TS Trần Ngọc Vương nói.
Các quan chức và học giả Singapore đánh giá, “giai đoạn ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc đối với khu vực đã qua, Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, cả trong chính sách đối ngoại và trong kinh doanh”. Việc này khiến cho các quốc gia Đông Nam Á thêm lo ngại với những phát triển cứng rắn mới của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ngày 20-8, học giả Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc, người viết nhiều bài phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, đăng trên mạng xã hội Weibo và diễn đàn mạng Sina.com bài viết phê phán một số người trong giới quân sự có nhận thức mơ hồ và sai trái về biên giới biển.
Với vấn đề Biển Đông cũng như an ninh xung quanh khu vực này, nghị sĩ James Webb cho rằng Mỹ đã có quá nhiều do dự đối với việc bảo đảm an ninh, tự do hàng hải trên tuyến đường biển quan trọng này.