Việc lý giải các điều khoản UNCLOS về tự do hàng hải đang được cả Mỹ và Trung Quốc vận dụng theo cách có lợi nhất cho mình trong các hoạt động tại Biển Đông. Sự khác biệt dẫn tới việc Trung Quốc cố tình có những hành động gây nguy hiểm đối với các tàu thăm dò của hải quân Mỹ.
(Tàu USNS Victorious của Mỹ)
Xuất xứ: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Ngày phát điện: 14/11/2008: 00:24'
Ngày công bố: 30/08/2011: 01:14'
Phân loại: Điện mật
1.Bối cảnh: Trong 18 tháng vừa qua, tần xuất những cảnh báo khẩu ngữ thường xuyên của Trung Quốc cùng bóng dáng hiện diện của nhiều loại tàu thuyền, cách vận hành không chuyên nghiệp, cũng như chuyển hướng thiếu an toàn đã làm tăng nguy cơ tính toán sai trong tương tác với các hoạt động của hải quân Mỹ tại vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (EEZ). Trước đó, Hoa Kỳ cũng đã phản đối hành động của Trung Quốc thông qua một bức thư đa kiến nghị (Tham khảo từ A tới D). Những hành động gần đây của Trung Quốc lại thêm một lần buộc chúng ta phải nhấn mạnh về những nguy cơ gia tăng trong việc tính toán sai lầm và va chạm bởi sự quấy nhiễu nói trên, đồng thời, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự do và các quyền khác theo quy định của luật pháp quốc tế.
2.Theo tập quán của luật pháp quốc tế được phản ánh qua Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS), những hoạt động quân sự có thể được tiến hành trong vùng đặt quyền kinh tế EEZ của một quốc gia khác như là một hành động về tự do lưu thông hàng hải và sử dụng biển một cách hợp pháp về mặt quốc tế theo những quy định (ghi tại các điều 56, 58 và 87 của UNCLOS). Theo UNCLOS, một quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải tôn trọng thực hành tự do hàng hải và việc sử dụng biển quốc tế một cách hợp pháp bởi những quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Ngoài ra, các chiến hạm Mỹ và các thiết bị hải quân khác hoàn toàn có quyền miễn trừ chủ quyền trong khi thực hành những quyền tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế.
3.Ngày 16 tháng 10, tàu USNS Able, một trang bị của hải quân Mỹ có quyền miễn trừ chủ quyền, đang thực hiện những hoạt động quân sự hợp pháp trong vùng yêu sách đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, cách bờ biển của Trung Quốc vào khoảng 95 hải lý. Tầu Hải giám số 62 (Wagor 62) của Trung Quốc đã tiến lại gần tầu USNS Able từ mạn hông phải của tầu, khoảng cách rút từ 2 hải lý rồi còn có 0.3 hải lý trước mũi bên phải trong khi nó vẫn giữ một vòng cung hẹp. Tầu Able đã liên tiếp phát tín hiệu cảnh báo va chạm theo nguyên tắc quy định trong công ước của luật biển quốc tế về chống va chạm trên biển (COLREG). Khi mà tầu Hải giám 62 không có phản ứng trả lời và chỉ của huy tầu Able đã không thể nắm bắt chắc chắn về mục đích của chiếc tầu Trung Quốc, tàu Able đã phải rúc năm hồi còi (tín hiệu báo nguy hiểm). Sau đó chiếc tầu Hải giám Wagor 62 mới chịu bỏ đi.
4.Một vụ việc tương tự cũng diễn ra trong các ngày 06 tháng 09 và 14 tháng 09 đối với tầu USNS Victorious, một phương tiện miễn trừ chủ quyền của Hải quân Mỹ đang tiến hành các hoạt động quân sự hợp pháp trong vùng yêu sách đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, và cách bờ biển Trung Quốc khoảng 75 hải lý. Trong hai lần này, tàu Hải quân Trung Quốc mang số DD-113 đã dừng ngay trước tuyến chuyển động của USNS Victorius, khiến nó buộc phải đổi hướng. Tàu DD-113 của Trung Quốc còn hai lần vượt qua phía sau đuôi tàu NSNS Vitoriou, kể cả khi tàu Victorious đã cho hiển thị tín hiệu cảnh báo việc nó đang thực hiện hoạt động kéo (cáp, thiết bị ). Sau đó, Victorious đã nhiều lần cố gắng liên lạc với tầu Trung Quốc để hướng dẫn họ giữ khoảng một cách an toàn, nhưng thủy thủ đoàn của tàu Trung Quốc vẫn không có phản ứng.
5.Chính phủ Mỹ mạnh mẽ phản đối những hành động do Trung Quốc tiến hành trong hai vụ việc gần đây nhất, do những hành động này hoàn toan không phù hợp đối với các nghĩa vụ pháp lý của Trung Quốc.
6.Sự việc được yêu cầu đưa ra thông báo trong đoạn 7 và không thành văn bản trong đoạn 8 đối với các đối tác phù hợp tại Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng. Phần thông báo cũng có thể ko được viết thành văn bản.
7.Bắt đầu phần thông báo.
-Chúng tôi muốn Trung Quốc quan tâm tới hai vụ việc xẩy ra gần đây, trong đó tàu của hải quân Trung Quốc đã thực hiện những hành động quấy nhiễu đối với hai tàu và phương tiện của hải quân Mỹ đang hoạt động trong vùng nước quốc tế.
-Việc điều khiển một cách không chuyên nghiệp, chuyển hướng không thông báo trước bởi các tàu Trung Quốc trong khi theo dõi hoạt động của những tàu hải quân Mỹ làm tăng nguy cơ của việc tính toán sai hoặc va chạm, đặt cả các tàu của hải quân Mỹ và Trung Quốc cùng thủy thủ vào đoàn trước những rủi ro nghiêm trọng có thể xẩy ra.
– Như những tàu hưởng miễn trừ về chủ quyền, các phương tiện trang bị của Hải quân Mỹ mong muốn có sự tự do và không chịu sự can thiệp bởi những cơ quan thẩm quyền của các quốc gia khác..
-Theo tập quán của luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS), những hoạt động quân sự có thể được tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác như một hành động về tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp mang tính quốc tế về hải dương liên quan tới quy định này. Những hành động theo quyền tự do này không phụ thuộc vào việc thông báo trước hoặc sự đồng ý của quốc gia ven biển.
-Theo UNCLOS, quốc gia ven biển có trách nhiệm tôn trọng những hành động về tự do hàng hải và việc sử dụng một cách hợp pháp mang tính quốc tế về hải dương của những quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
-Hành động chuyển hướng của các tàu Trung Quốc đã vi phạm những yêu cầu của luật pháp quốc tế, như đã được phản ánh trong UNCLOS, hành động mà không tôn trọng quyền và sự an toàn của các bên sử dụng biển hợp pháp khác.
-Hòa Kỳ mong muốn các tàu Trung Quốc hành động một cách có trách nhiệm, kiềm chế các hoạt động khiêu khích có thể dẫn tới những những tính toán sai lầm hoặc va chạm trên biển, gây ra nguy hiểm cho tàu thuyền và sịnh mạng của các thủy thủ của cả Mỹ và Trung Quốc.
-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hành các quyền hàng hải và quyền tự do của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc theo như tập quán của luật pháp quốc tế được ghi nhận trong UNCLOS.
-Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc thực hiện đầy đủ trách nhiệm tôn trọng những tự do và những quyền lợi được bảo vệ đối với tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế trong việc sử dụng biển. Những chuyển hướng quấy nhiễu bởi các tầu của Trung Quốc sẽ không ngăn cản được các tầu của Mỹ trong việc thực hành các quyền của mình, nhưng nó gây nên nguy hiểm cho các tàu bè liên quan và sinh mạng thủy thủ đoàn của họ. Hết phần thông báo.
8.Bắt đầu phần không dùng văn bản.
-Ngày 16 tháng 10 năm 2008, tàu Hải giám số 62 của Trung Quốc sau khi bám theo và truy vấn tàu USNS Able, nó đã thay đổi hành trình và tốc độ, kết quả là điểm gần nhất của tàu Hải giám 62 chỉ cách mũi tàu USNS Able có 0.3 hải lý. Tàu USNS Able đã phải liên tục phát tín hiệu cảnh báo va chạm trên biên theo quy định quốc tế (COLREG). Kể từ khi tầu Hải giám 62 không trả lời và chỉ huy tầu Able cũng không thể xác định được mục đích của con tầu này, do vậy tầu Able đã phải rúc 5 hồi còi (tín hiệu báo nguy hiểm). Sau đó tầu Hải giám Trung Quốc mới chịu di chuyển ra xa khỏi tàu USNS Able.
- Ngày 06 tháng 09 năm 2008, tầu DD-113 của Trung Quốc đã di chuyển giữa đêm tối một cách không chuyên nghiệp trong khu vực gần giáp tàu USNS Victorious khi tàu này đang tiến hành những hành động quân sự hợp pháp trên vùng nước quốc tế, cách bờ biển Trung Quốc vào khoảng 75 hải lý. Đặc biệt, tàu DD-113 còn dừng trước hướng hành trình của tàu USNS Victorious và tắt hẳn máy. Mặc dù tàu USNS Victorious đã hiển thị các hình tượng biểu trưng và tín hiệu dùng để mô tả theo quy định tránh va chạm COLREG đối với một chiếc tầu về khả năng di chuyển trong phạm vi hạn chế, cuối cùng tàu Victorious cũng đành thay đổi hướng hành trình để giữ một vị trí cách xa thích hợp.
-Ngày 07 tháng 09 năm 2008, tầu DD-113 tiếp tục hoạt động theo một cách thức không chuyên nghiệp, nó chạy hướng tới tầu USNS Victorious với tốc độ 10 hải lý trên giờ và vượt qua đuôi tàu Victoriou ở khoảng cách có 1.0 dặm khi tàu Victorious đang thực hiện các hoạt động kéo (cáp thăm dò). Ngay lúc đó, tàu USNS Victorious đã cho hiển thị các hình ảnh thông báo (“ bóng - kim cương – bóng ”) và tín hiệu ánh sáng, mô tả quy định tránh va chạm bởi COLREGs cho thấy việc tàu Victorious đang thực hiện hoạt động kéo (cáp thăm dò) và bị hạn chế về khả năng di chuyển của mình.
-Ngày 09 tháng 09 năm 2008, tàu DD – 113 tiếp tục hoạt động một cách không chuyên nghiệp, nó tăng tốc vượt qua tàu USNS Victorious và sau đó dừng lại ngay trước hướng chuyển động của Victorious. Tàu USNS Victorious đã tiếp tục phải thay đổi hướng để nhằm giữ một khoảng cách biệt lập cần thiết.
-Ngày 14 tháng 09 năm 2008, tàu Hải giám số 22 của Trung Quốc đã thay đổi hướng hành trình và tốc độ, kết quả là nó đã tiến sát đuôi tàu Victorious ở điểm gần nhất cách có 0.6 hải lý. Lúc đó, tàu USSN Victorious đang trong hoạt động kéo (cáp thăm dò) và hiển thị việc này bằng những tín hiệu hình ảnh cùng ánh sáng. Tầu Victorious đã gọi tàu Hải giám số 22 của Trung Quốc thông qua sóng băng tần cao trực tiếp VHF (VHF bridge – to – bridge ), tuy nhiên tàu Hải giám 22 của Trung Quốc đã không phản hồi và tiếp tục chạy vượt qua đuôi tầu USNS Victorious ở khoảng cách 1.4 hải lý.
-Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Bộ Quốc Phòng nêu vấn đề này với Hải Quân Nhân dân Trung Quốc, đồng thời tiến hành tất cả những bước đi cần thiết để đảm bảo rằng những sự việc tương tự không tiếp tục tái diễn. Hết phần không dùng văn bản.
Nguồn trích dẫn: Wikileaks (Theo Nghiên Cứu Biển Đông)