Lén lút, "thừa nước đục thả câu", "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012.
Sẽ chỉ có những cuộc tấn công nhỏ được thực hiện nó một cách mờ ám nhất có thể. Sự lớn mạnh của các lực lượng phòng thủ Đông Nam Á cùng với việc nâng cấp cơ sở khí tài như tên lửa chống hạm hay các hệ thống phòng vệ ven biển thật sự sẽ khiến Trung Quốc phải nhụt chí nếu có giao tranh lớn.
56 tấm bản đồ cổ do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được TS Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) và nhóm nghiên cứu sưu tầm, phát hiện đã tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Sáng ngày 28/8 tại TPHCM, Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức công bố tập sách “Địa dư đồ khảo” - đây là một tài liệu cổ liên quan đến vấn để lãnh hải hai nước Việt Nam và Trung Quốc do nhà nguyên cứu Trần Đình Sơn lưu giữ.
Năm 1894, hải quân Trung - Nhật có trận đánh kinh hoàng trên biển Hoàng Hải và người Trung Quốc đã thua thảm hại, dù được cho là có ưu thế tuyệt đối.
Việt Nam ngày càng có nhiều bằng chứng lịch sử có tính pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Trước những hành động dồn dập và ngang nhiên vi phạm chủ quyền nước khác, rồi quân sự hóa Biển Đông… Trung Quốc có đáng bị đưa ra trước Tòa án Quốc tế? Một ASEAN bị chia rẽ cần phải làm gì để có được giải pháp hữu hiệu cho vấn đề Biển Đông?
Bất chấp việc vi phạm vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã đưa ra quy hoạch trung hạn về bảo vệ sinh thái biển ở Hải Nam, song không nằm ngoài việc độc chiếm các đảo và tài nguyên trên biển Đông. Nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo, các hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ chưa kết thúc.
Khi trả lời về 6 nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông của ASEAN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ rõ: “Điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông là tranh chấp giữa các nước liên quan xung quanh chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam và phân giới vùng biển phụ cận”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nói một cách công khai về “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông”. Theo giới học giả Singapore thì Trung Quốc mưu tính rất nhiều ở tuyên bố này.
Phỏng vấn của BBC với Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Nhà nghiên cứu duy nhất của Việt Nam tại hội thảo Biển Đông ở Manila ngày 16-17/10/2011, về những thay đổi gần đây trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam.
Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.
Trung Quốc đã tham gia UNCLOS nhưng lại không căn cứ vào những điều khoản cụ thể trong văn kiện này khi nêu yêu sách tại Biển Đông. Việc Trung Quốc tiếp tục sử dụng nguyên tắc “vùng nước lịch sử ” để đòi hỏi theo yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý càng làm cho vấn đề Biển Đông thêm phức tạp và khó giải quyết.
"Vấn đề Biển Đông là phức tạp. Nhưng khi trí thức hai nước cùng có nhận định cần gìn giữ hòa bình khu vực và cần có quan hệ hữu nghị giữa hai nước họ sẽ cùng nỗ lực làm cho vấn đề không phức tạp hơn".
Trong các thập kỷ gần đây, trong quan hệ với VN, TQ đã hai lần sử dụng vũ lực để giành quyền chiếm hữu các đảo này, ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa và ngày 14.3.1988 tại Trường Sa.
Trước hết Trung Quốc (TQ) yêu sách chủ quyền trên các quần đảo trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý. Lập luận của TQ bao gồm: 1. Người TQ đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. 2. Ngư dân TQ đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của TQ. 3. Sự quy thuộc các đảo này vào TQ được củng cố bằng các phát hiện khảo cổ học. 4. TQ đã thực hiện các hành động cai quản trên các đảo này từ lâu đời. Chúng ta sẽ xem xét lập luận của TQ trong hai tiểu giai đoạn sau: thiết lập một danh nghĩa ban đầu và việc củng cố danh nghĩa đó.
Để củng cố lý lẽ về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, người TQ sử dụng cả các luận cứ về khảo cổ. Người TQ cho là đã tìm thấy vết tích tiền cổ và vật dụng cổ có từ thời Vương Mãng (năm thứ ba trước Công nguyên cho đến năm 23 sau Công nguyên) trên các quần đảo.
Để hiểu rõ câu chuyện, có thể tham khảo Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa năm 1980 và Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN năm 1979, 1981 và 1988. Nhằm chứng minh sự quản lý của Trung Quốc (TQ) trên các đảo tranh chấp này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao TQ chỉ đưa ra được ba sự kiện sau:
Sự kiện thứ ba: Ngô Thăng, phó tướng thủy sư Quảng Đông đã thực hiện việc tuần biển vào khoảng các năm 49 và 51 đời nhà Thanh (1710 - 1712). “Tự Quỳnh Thôi, lịch Đồng Cổ, kinh Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, Châu Tào tam thiên lý, Cung tự tuần thị (từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần tra xem xét). Gọi Thất Châu Dương ở đây tức quần đảo Tây Sa ngày nay, lúc bấy giờ do hải quân Quảng Đông phụ trách đi tuần”.
Các tác phẩm và các văn kiện chứng minh quyền phát hiện và chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có niên đại chỉ từ thế kỷ XV, các văn kiện trước đó có lẽ bị tiêu hủy và thất lạc dưới thời Bắc thuộc và các cuộc chiến tranh liên miên.
Vấn đề đặt ra là các hoạt động mang tính nhà nước này đã diễn ra chính xác tại đâu? Đối với người VN đây là các hành động nhằm khẳng định danh nghĩa chiếm hữu trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại phía TQ lại cho rằng: quần đảo Hoàng Sa mà VN nói hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa của TQ mà chỉ có thể là những đảo và cồn cát ở ven biển miền Trung VN” ([1]) với hai lập luận.
Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.