Trung Quốc tân dư đồ (1915). Bản đồ này xuất bản ở Thương Hải, trong đó cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến đảo Hải Nam, giống như tình hình năm 1908.
Năm 1935, chính phủ Dân quốc bắt đầu tiến trình mở cương giới bản đồ Nam Hải, điều này được trực tiếp phản ánh trên bản đồ xuất bản khi ấy.
Việc TS Mai Hồng, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, tặng bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc năm 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia đặt ra vấn đề: Việt Nam cần làm gì để tận dụng các nguồn lực giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Viện Hải dương học sau hai năm nghiên cứu và đo đạc đã chứng minh một cách chính xác rằng: “Quần đảo Hoàng Sa nằm trên một cao nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục địa Việt Nam”. Ðây là một bằng chứng khoa học càng sáng tỏ hơn giá trị lịch sử về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ðúng như lời kết luận của Tiến sĩ Krempt, Giám đốc Viện Hải học Ðông Dương, rằng: “Về phương diện địa chất, những đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam”.
Trong sự chuyển hướng nguy hiểm nhất liên quan đến diễn biến tại Biển Đông, ngày 23/7, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, đã phê chuẩn triển khai Quân đội giải phóng nhân dân tới bảo vệ các hòn đảo thuộc yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Những nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Đinh Kim Phúc... đã viết rất nhiều, rất chính xác rằng lãnh hải Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được ghi rõ trong nhiều bản đồ cổ của nước ta và thế giới từ 600 năm trước.
Khi nói về các tranh chấp trên Biển Đông, thí dụ như tranh chấp nghề cá hoặc tranh chấp dầu khí, ít nhất cho đến gần đây, nhận thức thuần túy của người Việt cũng như thế giới là do tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau bao sóng gió, sau bao nhọc nhằn mưu sinh, bao kinh hoàng khi bị những kẻ bất lương bắt giữ thu tàu, đánh đập tàn bạo tại đảo Hoàng Sa, giờ đây, hùng binh Mai Phụng Lưu mới thở phào nhẹ nhõm khi được cộng đồng và những doanh nghiệp giúp đỡ đóng tàu mới trở lại Hoàng Sa…
Có thể nói, từ trước đến nay, ở VN, khó có ai có được bộ sưu tập bản đồ cổ đầy đủ và chi tiết về chủ quyền VN ở biển Đông như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
“Đại Nam Thực Lục Chính Biên” là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo này.
“Phủ Biên tạp Lục” là cuốn sách do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này.
Đây là bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam Đỗ Bá soạn vẽ vào giữa thế kỷ XVII. Trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác “Bãi Cát Vàng” của Chúa Nguyễn
Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên.
Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).
Đại Nam Nhất Thống Chí” là sách địa lý chính thức của triều đình nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn từ năm 1865 đến 1910. Phần nói về tỉnh Quảng Ngãi, lại xác định Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi và công việc khai thác Hoàng Sa vẫn tiếp tục, việc quản lý được tăng cường dưới các đời vua Gia Long và Minh Mệnh.
Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm tấu trình xin miễn trừ các hạng thuế thuê thuyền đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa. Văn bản ghi rõ họ tên các chủ thuyền cùng số tiền xin được miễn trừ. [Tờ tấu] gửi ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) đến ngày 4 tháng 8, các quan Hà Duy Phiên, Vũ Đức Khuê, Phan Thanh Giản, Đoàn Khiêm vâng mệnh truyền chỉ.
Tấm bản đồ địa lý toàn Trung Quốc mang tên Hoàng trực tỉnh địa dư đồ do Trung Quốc nghiên cứu và ấn hành cho thấy điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh The South China Sea và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale, là một biển rìa Tây Thái Bình Dương. Bài viết giới thiệu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa chiến lược, các tài nguyên kinh tế của Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.