TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Biển Đông Việt Nam

Biển Đông là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích ước lượng khoảng 3.500.000 km².

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 1: Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa

Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ xuất hiện trong các địa đồ hay thư tịch của Trung Quốc cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đều khẳng định điểm cực nam của Trung Quốc chỉ dừng ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến 18,13 độ vĩ bắc.

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 2: Nhật bại trận, Trung Hoa “nước đục thả câu”

Khoảng năm 1930-1933 Pháp đã hoàn tất việc thiết lập chủ quyền VN ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Động thái này đã khiến Trung Quốc như ngồi trên lửa, vì họ đang có mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 3: Lâm Tuân là ai?

Cần phải khẳng định một điều: cho đến năm 1945, cái gọi là “đường lưỡi bò” (hay đường chữ U, đường chín đoạn như ngày nay) chưa hề xuất hiện trong bất cứ tấm bản đồ nào. Vậy nó ra đời lúc nào?

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 4: “Đường lưỡi bò” được “sáng tác” ra sao?

Nói về chuyến đi của tướng hải quân Lâm Tuân, lý do mà chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra là để khảo sát xem tàn quân Nhật còn lẩn khuất đâu đó trên các đảo ở biển Đông hay không.

Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ cuối: Bất chấp công lý và dư luận

Sau khi đánh đuổi quân Tưởng Giới Thạch ra khỏi đại lục, Chính phủ CHND Trung Hoa từ sau năm 1950 đã tiếp tục mưu đồ chiếm trọn biển Đông, tiếp tục làm mọi cách để hiện thực hóa “đường lưỡi bò”…

Luật Biển Việt Nam - Chương 1: Những quy định chung

Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Biển Việt Nam - Chương 2: Vùng Biển Việt Nam

Ðiều 8. Xác định đường cơ sở
Ðường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Luật Biển Việt Nam - Chương 3: Hoạt động trong vùng Biển Việt Nam

Ðiều 22. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Luật Biển Việt Nam - Chương 4: Phát triển kinh tế biển

Ðiều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển;
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

Luật Biển Việt Nam - Chương 5: Tuần tra, kiểm soát trên biển

Ðiều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.

Luật Biển Việt Nam - Chương 6: Xử lý vi phạm

Ðiều 50. Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm.

Luật Biển Việt Nam - Chương 7: Điều khoản thi hành

Ðiều 54. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te