Các quan chức và học giả Singapore đánh giá, “giai đoạn ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc đối với khu vực đã qua, Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, cả trong chính sách đối ngoại và trong kinh doanh”. Việc này khiến cho các quốc gia Đông Nam Á thêm lo ngại với những phát triển cứng rắn mới của Trung Quốc tại Biển Đông.
Xuất xứ: Đại sứ quán Mỹ tại Singapore
Thời gian phát điện:Thứ hai, ngày 25/01/2010
Thời gian công bố:Thứ năm, ngày 01/09/2011
Phân loại: Điện mật
1.Tóm tắt: Trong quá trình một ngày với đầy đủ các cuộc gặp, Thượng nghị sĩ Kit Bond đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo và các trí thức Singaporetrên một loạt các vấn đề của khu vực. Trong đó, bao gồm các mối quan hệ của Mỹ với Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, và Miến Điện, cũng như những cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp Mỹ và lợi ích chiến lược của Mỹ trong khu vực. Ngài Thượng Nghị sĩ cũng đã gặp gỡ với Giám đốc Điều hành mới của APEC, nơi ông ta đang nắm giữ những cơ hội để có thể nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển tính minh bạch và quy định luật pháp tại các quốc gia Đông Nam Á, cũng như giảm tham nhũng nhằm thu hút đầu tư của Mỹ. Hết tóm tắt.
Các cuộc gặp gỡ
2.Thượng Nghị sĩ Christopher “Kit” Bond công du tới Singapore cho một số cuộc họp với các nhà lãnh đạo, các học giả và nhiều giới khác của Singapore vào ngày 08 tháng 01. Ông đựoc tháp tùng bởi các chuyên viên (Uỷ ban Thượng viện về Tình báo) là ông Louis Tucker và Gordon Matlock, cùng với Trợ lý Luật pháp cho Chính sách Đối ngoại Michael Dubois. Trong ngày, ngài Thượng nghị sĩ đã gặp gỡ với Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu, Thủ tướng Lý Hiển Long, Ngoại trưởng George Yeo, Gíam đốc Điều hành Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương Muhamad Noor Yacob, hai ngài đại sứ là Ong Keng Yong và Tan Keng Jin, cùng với hai giáo sư là Zheng Yongnian và Leonard Sebastian. Ông đồng thời còn có cuộc gặp gỡ với Giám đốc Cục An ninh Nội vụ Singgapore Pang Kin Keong (có báo cáo riêng).
Thúc đẩy kinh doanh của Hoa Kỳ, nhưng khu vực cần thiết phải xây dựng một môi trường hấp dẫn hơn
3.Thượng nghị sĩ đảm bảo với những nhà đối thoại rằng, ông đã đấu tranh tích cực để giữ cho Hoa Kỳ khỏi đi theo một lộ trình của chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời nhấn mạnh tin tưởng của ông rằng, việc duy trì tự do và thương mại mở là một điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của cuộc suy thoái toàn cầu. Ông cũng lưu ý thêm rằng, khu vực Đông Nam Á cần thực hiện phần trách nhiệm của mình bằng việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ, chống tham nhũng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và có những tổ chức tại chỗ để hỗ trợ cho những hoạt độnh kinh doanh minh bạch, thực hành tôn trọng tính giá trị của những hợp đồng và các bản thỏa thuận. Thượng Nghị sĩ Bond giải thích, các công ty Mỹ rất quan tâm đến đầu tư tại khu vực và có tiềm năng đem lại hàng chục ngàn việc làm, nhưng họ cũng sẽ nghi ngại khi đầu tư tại những quốc gia, nơi mà sự công bằng và uy tín trong kinh doanh không được tôn trọng.
Ngài Thượng Nghị sĩ nói, đầu tư tư nhân của Mỹ là một công cụ phát triển tốt nhất của chúng ta, nó có thể được thúc đẩy để mang tới những công nghệ mới cho khu vực và hỗ trợ phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông cũng nói thêm rằng, đầu tư trong khu vực thúc đẩy các mối quan hệ của Hoa Kỳ, và cũng là một chìa khóa cho những lợi ích kinh tế lâu dài của chúng ta, và Quan hệ Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership (TPP) ) là một phương tiện tiềm năng tuyệt vời cho các mô hình thoả thuận thương mại của khu vực trong tương lai. Ngoại trưởng Yeo đồng ý về tầm quan trọng của hiệp định TPP, cũng như hy vọng rằng những cuộc đàm phán của TPP sẽ được kết thúc đúng vào thời điểm Mỹ tổ chức Hội nghị APEC năm 2011. Ông Yeo lưu ý rằng, Trung Quốc có vẻ muốn có một hệ thống các hiệp định song phương hoặc của khu vực hơn, vì họ có thể chiếm ưu thế trước các đối tác của mình, trong khi TPP, ở một mặc khác, sẽ kéo tất cả Châu Á lại cùng nhau và sẽ “giữ cho mọi người đều trung thực”.
4.Nhiều nhà đối thoại bày tỏ sự cảm kích của họ đối với cam kết của Thượng Nghị sĩ trong việc tự do thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ. Thủ tướng Lý Hiển Long nói, Chính phủ Singapore đang cố gắng khuyến khích các nhà lãnh đạo Mỹ trên vấn đề tự do thương mại, đánh giá rằng Chính quyền tin tưởng vào tự do thương mại nhưng có thể làm được nhiều hơn để thể hiện nó. Dẫn chứng hai trường hợp về các biện pháp chống bán phá giá mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện đối với những sản phẩm của Trung Quốc, ngài Thủ tướng gợi ý rằng những hành động của Mỹ có thể được xem như là chủ nghĩa bảo hộ.
Quan hệ Mỹ – Singapore
5.Ngoại trưởng Yeo khẳng định rằng, Singapore và Hoa Kỳ chia sẻ lợi ích tương đồng trên trên hầu hết vấn đề đối ngoại cốt lõi. Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu bắt đầu cuộc trao đổi với Thượng Nghị sỹ Bond bằng việc nói rằng Singapore đã có một mối quan hệ lâu dài đối với Mỹ, và “chúng tôi biết, ai là bạn, và ai không phải là bạn của mình”. Ông cũng mô tả “ tình thế khó khăn” mà Mỹ đang gặp phải khi nêu vấn đề chống khủng bố, Bộ trưởng lưu ý rằng, lập trường của Chính phủ Hoa kỳ là đóng cửa Vịnh Guantanamo, tuy nhiên chúng ta lại hiện phải đối mặt với một thách thức từ việc thả những tù nhân, những người có nhiều tiềm năng sẽ can dự trong những vụ tấn công mới vào nước Mỹ, một vấn đề trầm trọng thêm bởi các liên hệ với những phần tử khủng bố người Yemeni ….(phần bị xóa)... xuất phát từ 25 tháng 12 đã cố gắng đánh bom một chiếc máy bay của hãng Hàng không Northwest Airlines. Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu phỏng đoán, Chính phủ Hoa Kỳ “có thể phải tiến hành xem xét lại ” hoặc bị chỉ trích vì một khả năng bị tấn công trong tương lai. Ông nói thêm, Tổng thống Obama có thể nói với nhân dân Mỹ rằng, họ đang được nghe những sự kiện mới kể từ chiến dịch tranh cử, và ông đã thay đổi được tình hình. Bộ trưởng Cao cấp Lý (Quang Diệu) mô tả Afghanistan là một thách thức lớn mà Hoa Kỳ phải đối mặt, ông cũng lưu ý về tính chất nguy hiểm của những du kích quân người Afghan, có một sự thật lịch sử rằng,đã có rất nhiều quân đội bị đánh bại tại đất nước Afghanistan. Ông hy vọng, Mỹsẽ không rút hết quân của mình ra khỏi Afghanistan trước khi tình hình an ninh được ổn định, thậm chí nếu điều này đồng nghĩa việc vượt qúa thời hạn của bản kế hoạch được tuyên bố bắt đầu rút quân trong năm 2011.
Đánh giá không sáng sủa về Indonesia
6.Một số nhà đối thoại đưa ra những đánh giá ảm đạm về lộ trình thực hiện gần đây của Indonesia. Ngoại trưởng Yeo đồng ý với Thượng Nghị sĩ rằng, tham nhũnglà trở ngại chính cần vượt qua tại Indonesia, và doanh nghiệp Singapore cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ vấn đề này. Giáo sư Sebastian đi xa hơn khi nói rằng những tổ chức của Indonesia bị “thái hóa từ cốt lõi ” (rotten to the core), và gợi ý rằng con đường tiến triển là thông qua những tổ chức mới, trích dẫn Tòa án Hiến pháp như một ví dụ nhiều hứa hẹn. Ông Sebastian nói, chính phủ của Tổng thống Yudhoyono thiếu những người như Jusuf Kalla – những người có kỹ năng chính trị để thực hiện những hành động tích cực nhằm thúc đẩy cải cách của chính phủ – và Mỹ nên thúc giục ông Yudhoyono để ông này xem xét lại về di sản chính trị của mình, tập trung vào đấu tranh chống tham nhũng tại Indonesia.
Thủ tướng Lý Hiển Long khuyến khích Thượng nghị sĩ Bond thảo luận trực tiếp về vấn đề tham nhũng với Tổng thống Yudhoyono, nhưng ông cũng nói rằng, ông không chắc là Jakarta có thể thực hiện những thay đổi cơ bản cần thiết hay không; Thủ tuớng Lý (Hiển Long) nói, trong khi ông Yudhoyono muốn bước xuống đài như là vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử của Indonesia, việc cải cách tham những là một điều “vượt ra khỏi quyền hạn của ông ta”. Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu mô tả tình thế khó khăn mà ông Ydhoyono phải đối mặt trước một số bê bối tham nhũng hiện nay trong chính phủ của ông ta, đồng thời ông cũng bày tỏ sự thất vọng rằng, những tranh cãi có khả năng ngăn cản ông Yudhoyono đạt được những cải cách cần thiết để thay đổi một cách căn bản môi trường đầu tư của Indonesia.
Việt Nam : Nhiều triển vọng nhất
7. Khi được hỏi bởi Thượng nghị sĩ, quốc gia nào hiện là hứa hẹn nhất trong khu vực, Bộ trưởng Cao cấp lập tức chỉ ra, đó là Việt Nam. Ông kể lạicâu chuyện khi ông tư vấn cho những nhà lãnh đạo Việt Nam trong giữa những năm của thập niên 1990s, nơi ông nói là chìa khóa cho cải cách thị trường được gắn với những cam kết và không thay đổi nửa chừng. Ông nói, trong khi một số người vẫn giữ tư duy cũ, nhưng lớp trẻ của Việt Nam đang học hỏi một hệ thống thị trường mở và Việt Nam đang dần chuyển đổi. Ngài Bộ trưởng Cao cấp tuyên bố, Việt Nam cũng tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và giá trị của những bản hợp đồng.
Thái Lan trong rắc rối
8.Một số nhà đối thoại nói với Thượng Nghị sĩ Bond, hình ảnh của Thái Lan đã bị hoen ố trong những tháng gần đây, và câu hỏi về việc thừa kế ngai vàng của Vua Phumiphon đặt ra những thách thức cho quốc gia này. Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu tin rằng, Hoàng hậu đã nhầm nếu bà tin rằng bà có thể kiểm soát Thái tử như đã làm với nhà vua, thêm nữa là cựu Thủ tướng Thaksin có ảnh hưởng đối với Thái tử và một lợi thế để dàn xếp với một số viên tướng. Ngoại trưởng Yeo cũng dự đoán về những khó khăn khi nhà Vua Phumiphon băng hà, vì những tổ chức chính trị của Thái Lan còn rất “mong manh”, bởi Đức Vua đã luôn đặt bản thân ông là vị trọng tài cuối cùng –những tổ chức này sẽ gặp khó khăn trong việc thích ứng với một vị vua mới chưa được nhiều người biết đến.
Trung Quốc và Ấn Độ cùng cuộc chiến cho ảnh hưởng khu vực
9.Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu mô tả, xu hướng quan trọng nhất trong khu vực là sự phát triển của hai cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ, ông lưu ý rằng, Singapore nằm trên ngã tư của cuộc chiến giành ảnh hưởng của họ, và có thể được hưởng lợi từ sự cạnh tranh. Ông nói, sức mạnh kinh tế của cả Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp cho việc Singapore có thể phục hồi một cách nhanh chóng từ cuộc suy thoái. Ngoại trưởng Yeo nói, sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa rằng tất cả các quốc gia nhỏ ở Đông nam á, cùng Hoa Kỳ và Ấn Độ, sẽ phải đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực. Ông nói rằng Singapore ủng hộ việc bao gồm cả Ấn Độ trong Hội nghị Đông Á (cùng với Úc và những quốc gia khác) để làm đối trọng cân bằng với Trung Quốc, nhưng cũng cảnh báo rằng tất cả những đối tác khu vực phải xử lý quan hệ với Ấn Độ một cách thấu đáo, xem họ như một quốc gia có “lòng tự trọng mạnh mẽ”. Đại sứ Ong nói rằng, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đang quan ngại với sự quyết đoán mới của Trung Quốc; “giai đoạn ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc đối với khu vực đã qua, ông tin là, Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn cả trong chính sách đối ngoại và trong kinh doanh”. Thảo luận về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với khu vực, Ngoại trưởng Yeo bày tỏ sự tin tưởng rằng, Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của ông Ichio Ozawa và đảng DPJ sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng sẽ không đi quá xa khỏi Hoa Kỳ. Ông tuyên bố, “Về lâu dài, Nhật Bản sẽ là một đối tác đáng tin cậy (đối với Hoa Kỳ) hơn là Hàn Quốc”.
Cam kết của Mỹ với Miến Điện được hoan nghênh, kiên nhẫn thuyết phục
10.Ngoại truởng Yeo nói, tất cả 10 nước ASEAN hoan nghênh động thái của Mỹ tham gia vào ASEAN một cách toàn diện hơn, lưu ý là mối quan hệ này trước đây đã từng bị mắc bởi “hòn đá tảng Myanmar”. Trong khi thừa nhận rằng Miến Điện vẫn còn là một vấn đề không dễ giải quyết, Ngoại trưởng Yeo nói, hiện có nhiều hy vọng rằng Miến Điện sẽ không còn tiếp tục bị xác định là vấn đề của khu vực trong mắt của người Mỹ. Ngài Ngoại trưởng nghi ngờ đối với bất kỳ một sự trông đợi nào vào việc có mở cửa chính trị trong trong thời gian trước mắt tại Miến Điện. Ông nói, mặc dù cuộc tổng tuyển cử năm 2010 sẽ đem lại một chính phủ mới cho Miến Điện, tuy nhiên những viên tướng chắc chắn sẽ duy trì quyền lực của họ, thậm chí cả khi bà Aung San Suu Kyi được chocơ hội để đóng một vai trò chính trị nào đó. Cả ngoại trưởng Yeo và Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệumô tả chiến lược dài hạn của Singapore đối với những phát triển chính trị của Miến Điện, họ hy vọng rất ít thay đổi trong thời gian ngắn hạn. Thay vào đó, Singapore tìm kiếm những thay đổi mang tính thế hệ, Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu lưu ý, “Họ (nhóm lãnh đạo chính quyền quân sự) rồi sẽ chết đi”. Ngoại trưởng Yeo nói, “Người ta trở nên già, và phải chết, mọi điều điều sẽ diễn ra”. Bộ trưởng Cao cấp Lý (Quang Diệu ) nói, rất nhiều nhà lãnh đạo của chính quyền quân sự tới Singapore để điều trị y tế, và rằng Singapore “có một ý tưởng tốt” của việc, ai là những thành phần ốm yếu. Ngoại trưởng Yeo nói thêm rằng, Miến Điện không muốn trở nên quá gần gũi với Trung Quốc, và trong khi Rangoon chấp nhận những dự án đầu tư hạ tầng cơ sở từ Bắc Kinh, họ cũng vẫn lôi kéo các dự án tương tự từ Ấn Độ và ASEAN trong một cố gắng nhằm giữ các lựa chọn chiến lược mở của họ.
Những nguy hiểm trong cạnh tranh của Malaysia
11.Theo Đại sứ Ong, Thủ tướng Najib phải đối mặt với ba mối nguy hiểm nội tại: Những phần tử Hồi giáo, phe đối lập dân chủ, và những thành phần dân tộc Malay quá khích. Để nhằm thực hiện bất cứ điều gì, Thủ tướng Najib phải kiểm soát được tất cả những nhóm này, ông nói, và họ cũng nhận thức được việc tận dụng vị trí có được để yêu cầu nhiều hơn từ phía chính phủ Malaysia. Đại sứ Tan cũng đồng ý với nhận định của Đại sứ Ong và nhấn mạnh thêm rằng, Thủ tướng và những đảng đối lập đang cố gắng để “gạt bỏ Hồi giáo” đối với phía bên kia trong một thể hiện nhằm thu hút sự ủng hộ của dân chúng. Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu nói, chính trị chủng tộc đã tạo ra một xã hội bị chia rẽ và phân biệt giữa những người Malay thành thị và nông thôn, biểu hiện gần đây nhất là “cơn thịnh nộ” của những phần tửHồi giáo đối với việc sử dụng từ “Allah” bởi những người không theo Đạo hồi. Bộ trưởng Cao cấp nhận định, Thủ tướng Najib đang cố gắng định vị bản thân ông dưới góc nhìn như một người ủng hộ Hồi giáo.
Giám đốc Điều hành APEC: Xây dựng đội ngũ và tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi.
12.Thượng Nghị sĩ Bond nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do thương mại và tự do hóa đầu tư, trong đó bao gồm việc mở rộng hiệp định TPP với Đại sứ Muhamad Noor Yacob, Giám đốc Điều hành của Ban Thư ký APEC. Đại sứ Noor, người vừa nhậm chức từ ngày 04 tháng 01, bày tỏ sự cảm ơn đối với Hoa Kỳ vì nhiều những đóng góp khác nhau cho APEC. Sự nhấn mạnh của ông sẽ ngay lập tức được đưa vào tinh thần tổ chức của nhóm làm việc trong Ban thư ký, với những mục tiêu lâu dài tập trung cho các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư. Ngài Thượng nghị sỹ và Đại sứ Noor đồng ý trên những lợi ích của công nghệ nông nghiệp trong việc giải quyết an ninh lương thực, cũng như những công nghệ mang tính giải pháp cho lộ trình xanh hóa sản xuất năng lượng. Đại sứ Noor lưu ý rằng, Nhật Bản, nước chủ nhà của hội nghị APEC năm 2010 đã nêu bật vấn đề “tăng trưởng dựa trên tri thức”. Thượng nghị sĩ đã nắm bắt cơ hội để nhấn mạnh nhu cầu đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong việc cải thiện tính minh bạch và các quy định của luật pháp, cũng như giảm tham nhũng để nhằm để thu hút đáng kể ….(đoạn bị xóa).
(NCBĐ)-Nguồn trích dẫn:Wikileaks
(Theo Nghiên Cứu Biển Đông)