Trong khoảng vài năm trở lại đây, những vụ chìm tàu của Việt Nam, xảy ra trong nước hoặc ở địa phận các nước trên thế giới đã khiến nhiều người lo ngại về sự an toàn của các thuyền viên đi biển.
"Vấn đề ở đây không phải là việc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc, mà là Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh của cường quốc như thế nào." - bà Claire A. Pierangelo, Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, cuốn sách nghiên cứu toàn diện về thảm kịch Libya có tiêu đề "Lật đổ Muammar Gaddafi. Nhật ký Libya 2011-2012" của tác giả Anatoly Egorin chuyên nghiên cứu về Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đánh giá chiến dịch quân sự của NATO tại Libya đánh dấu bằng hai kết quả đáng chú ý.
"Đài Loan và nhiều quốc gia gần Trung Quốc luôn phải cẩn trọng tính toán mọi đường để tự bảo vệ mình tránh khỏi những hoạt động gián điệp của Bắc Kinh".
Trung Quốc sở dĩ còn ngồi vào bàn chuyện COC chẳng qua là để làm ASEAN chập chững và ngăn chặn Mỹ can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông.
Có thể nói, Mỹ và phương Tây đã không đạt được những mục tiêu đề ra trong cuộc chiến kéo dài hơn một thập kỷ qua tại Afghanistan. Cuộc sống của binh lính và người dân nơi đây chưa khi nào được yên ổn.
Tạp chí Affaires Stratégiques (Pháp) số ra mới đây đăng bài trả lời phỏng vấn của ông Eric Frecon, giáo sư trường Hải quân, về khả năng tạo thế cân bằng giữa các cường quốc ở Biển Đông - một vùng biển giàu tài nguyên và có vai trò địa chiến lược quan trọng - trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông ngày một gia tăng.
Kể từ lúc giành được độc lập, Mỹ đã ấp ủ đi theo khuynh hướng dân chủ, bỏ lớp vỏ qúy tộc. Song người điều hành trung ương - tổng thống - đã trở thành một con người khác so với đại bộ phận dân cư.
Nhiều thân tín của ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình nắm giữ chức vụ quan trọng trong quân đội Trung Quốc trong cuộc điều chỉnh nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc 18.
Những châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, các nghị định, quyết định thiết lập chế độ hành chính ở hai quần đảo này… được công bố tại hội thảo khoa học về biển đảo Việt Nam.
Mỹ đang đề nghị triển khai chiến lược mang tên “Al Capone” nhằm triệt hạ 12 đầu sỏ của mạng lưới cướp biển Somalia.
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ Barack Obama và Mitt Romney đã làm sáng tỏ quan điểm trong chính sách đối ngoại của người có khả năng trở thành lãnh đạo Mỹ. Ba vấn đề của châu Á được quan tâm hơn cả là Iran, Trung Quốc và Afghanistan-Pakistan.
Cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ tạm thời ngưng lại do siêu bão Sandy tiến vào khu vực Bờ Đông. Mọi hoạt động tranh cử của hai ứng cử viên Tổng thống cũng vì vậy mà gián đoạn.
Năm 2000, ứng viên Dân chủ Al Gore đạt đa số phiếu phổ thông nhưng lại thua số phiếu của Cử tri đoàn nên đã phải nhường bước cho ông George Bush của đảng Cộng hòa vào Nhà Trắng.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 chính thức sẽ diễn ra vào ngày 6/11 tới. Trước thềm sự kiện quan trọng này, phóng viên Hồng Quân của Đài THVN đã có bài phỏng vấn Ông Mark Lambert - Tham tán Chính trị, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Qua đây, chúng ta có thể hiểu thêm một góc nhìn về cuộc bầu cử đang hồi quyết liệt này.
Người Trung Quốc hiện là cộng đồng người nước ngoài đông nhất tại châu Phi từ Ghana đến Zambia. Theo đánh giá, hiện có từ 750.000 đến 1 triệu người Trung Quốc tại châu Phi và không ngừng tăng, đến mức một số nước lo ngại về nguy cơ diễn ra một giai đoạn “thực dân” mới của người Trung Quốc.
Trong bài viết phản đối các học giả Trung Quốc nghiên cứu đường lưỡi bò hôm 26/10, TTXVN đã trích dẫn thông tin tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Biển Đông: Đây có phải là không gian khủng hoảng mới không?” do Học viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) phối hợp với Quỹ Gabriel Péri tổ chức ở Paris hôm 16/10 và cho biết, các học giả quốc tế đều khẳng định, những luận cứ tiếp cận về lịch sử liên quan đến đường lưỡi bò Trung Quốc cũng như một số luận cứ khác của Trung Quốc về lịch sử và các vấn đề chủ quyền đưa ra là “không có tính thuyết phục”.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về tầm quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa, TS Nguyễn Nhã, một chuyên gia nghiên cứu biển Đông cho rằng, hai quần đảo này như là “chất men yêu nước”, khơi dậy tinh thần dân tộc.
Báo chí Mỹ mới đây cho biết trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, cả Mỹ và Israel đều đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới chống Iran.
Là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc, không đứng về quan điểm của bên nào trong tranh chấp nhưng vẫn chứng thực chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.