Hãng thông tấn Kyodo ngày hôm nay 9/10 công bố hình ảnh 7 chiến hạm Trung Quốc kéo ra Thái Bình Dương qua eo biển Okinawa khiến Tokyo lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp nhóm đảo Senkaku đang leo thang. Tờ Sankei Nhật Bản ngày hôm qua 8/10 nhận định, 7 chiến hạm Trung Quốc đi qua eo biển Okinawa chiều tối 4/10 mà không hề thông báo với phía Nhật Bản là một động thái coi thường, vi phạm các quy tắc, thông lệ quốc tế.
Giới chuyên gia nhận định, tầm bắn tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc được nâng lên 800 km có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới tại Đông Bắc Á.
Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa lên tiếng đề nghị loại hai công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ với lý do có thể đe dọa an ninh nước này.
Theo một cựu Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, vốn được sử dụng làm nơi trú ẩn cho ngư dân Philippines, hiện thời bãi cạn Scarborough đã bị Trung Quốc kiểm soát trên thực tế.
Ngày 8-10, tàu tuần tra Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trong khu vực biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản xác nhận bốn tàu hải giám đã đi vào vùng lãnh hải do Nhật kiểm soát cách đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 22km.
Cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông diễn ra ngày càng quyết liệt. Các tàu Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại các vùng biển quanh quần đảo này, khiến Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thường xuyên phải căng sức để làm nhiệm vụ.
Nhật Bản “phải học cách thích nghi” với sự hiện diện của các tàu Hải giám, Ngư chính trên biển Hoa Đông gần Senkaku
Chủ đề mà phía Trung Quốc đưa ra trong chuyến công du tuyên truyền Bắc Âu này bao gồm cạnh tranh địa chính trị ở Biển Đông, tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông, cơ chế giải quyết tranh chấp Biển Đông, cùng khai thác quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV)
Một báo cáo mới của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Mỹ không nên làm ăn với 2 công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE với lý do đe dọa an ninh quốc gia.
Trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, tùy từng đối tượng mà Trung Quốc áp dụng những thủ đoạn khác nhau.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koji Tsuruoka ngày 5/10 thúc giục các nước đang có tranh chấp về tuyên bố chủ quyền trên biển Đông cần tuân thủ các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Israel và hoạt động lobby phục quốc Do thái ở Mỹ tạo nên “sự siêu kiểm soát” đối với Thổ Nhĩ Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến những căng thẳng gần đây giữa Ankara và Damascus.
Cuộc diễn tập bằng máy bay trực thăng hồi cuối tháng 9 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gần nhóm đảo Takeshima/Dokdo đang tranh chấp với Hàn Quốc được thực hiện theo quyết định tự phát của viên chỉ huy tàu khu trục neo đậu tại vùng biển đó.
Ngày Chủ nhật (7/10), đương kim Tổng thống Venezuela Hugo Chavez sẽ phải đối mặt với phép thử khắc nghiệt nhất trong 14 năm cầm quyền của mình: Tiếp tục tại vị để đưa Venezuela “theo con đường chủ nghĩa xã hội” hay sẽ bị đánh bại và chấm dứt thời kỳ hoàng kim của mình.