Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang vô cùng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều người lo ngại về viễn cảnh nổ ra một cuộc chiến trên biển giữa hai cường quốc Châu Á. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia, Nhật Bản có đủ khả năng để đánh bại nước láng giềng Trung Quốc.
Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có chuyến thăm Mỹ để bàn về tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại các vùng biển trong khu vực.
Hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết chính phủ nước này vẫn chưa ra quyết định có mua nợ chính phủ của Hàn Quốc hay không. Nhật Bản đưa ra tuyên bố này trong lúc căng thẳng giữa hai nước về tranh chấp chủ quyền đang gia tăng trong những ngày qua.
Trong cuộc đối đầu mới nhất với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như đang có mọi lợi thế. Nước này là một cường quốc đang nổi lên mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Với một nền kinh tế trì trệ và cái bóng quá lớn của Trung Quốc, liệu Nhật Bản có thể làm gì để lấy lại thế chủ động ở Đông Nam Á?
Trước vụ các nhà hoạt động Nhật Bản đến một đảo đá thuộc quần đảo Senkaku để cắm cờ, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để phản kháng Nhật Bản. Tình thế sẽ như thế nào nếu vũ lực xảy ra?
Âm thầm, lặng lẽ, không phô trương, nhưng công nghiệp quốc phòng Nhật Bản được xem là hàng đầu trong khu vực châu Á.
Ngày 21/8, sau một loạt vụ bê bối ngoại giao kèm theo tranh cãi với các nước láng giềng và các đồng minh, Nhật Bản đã thay cùng lúc ba đại sứ tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.
Giới phân tích quốc tế và một số tướng lĩnh của chính Trung Quốc cũng thừa nhận, dù tình hình trên khu vực quần đảo Senkaku rất căng thẳng nhưng nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự Trung – Nhật là không thể xảy ra bởi xét về mọi yếu tố, Trung Quốc đều gặp bất lợi.
Tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về nhóm đảo ở biển Hoa Đông đang leo thang. Điều gì đứng sau tranh chấp này? Tại sao nhóm đảo lại quan trọng đến vậy?
Hôm nay, lực lượng phòng vệ Nhật Bản và thủy quân lục chiến Mỹ chính thức bắt đầu cuộc tập trận ở đảo Guam và đảo Tenian kéo dài từ 21/8-26/9, Kyodo News đưa tin.
Gần như cùng một lúc, Nhật Bản vướng vào ba cuộc tranh chấp các đảo với các quốc gia láng giềng hùng mạnh. Giải pháp thì chưa có, nhưng sóng gió thì dâng trào, đặc biệt là trong bối cảnh một số quốc gia liên quan đang chuẩn bị thay đổi bộ máy lãnh đạo, và làn sóng chủ nghĩa dân tộc dâng cao.
Mặc dù đang có "lời qua, tiếng lại" trong vụ bắt giữ 14 người Trung Quốc xâm nhập quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, song thực tình, cả Tokyo và Bắc Kinh đều muốn vụ việc nhanh chóng "chìm xuồng". Lý do gì khiến cả hai bên muốn “xử êm” vụ này?
Hàng chục tàu Nhật Bản chở theo hơn 150 người tối qua (18/8) đã khởi hành từ thành phố Ishigaki, Okinawa, hướng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong chuyến đi nhằm khẳng định chủ quyền của họ đối với quần đảo này, tờ Nhật báo Yomiuri đưa tin.
(Tinbiendong) Nhằm đối phó với các tên lửa đạn đạo từ Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và Mỹ đang thảo luận về việc hiện đại hóa hai tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.
(Tinbiendong) Cuộc đụng độ “nảy lửa” giữa các tàu tuần tra của Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông mới đây nhất đã khiến nhiều người liên tưởng đến một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa hai nước khi Trung Quốc từng cảnh báo Nhật Bản “đừng đùa với lửa”.
Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận nâng cấp hệ thống cho hai tàu khu trục của Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo từ các nước khác.
Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận việc nâng cấp sức mạnh cho hai chiếc tàu khu trục của Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo có thể xảy ra, một nguồn tin từ nhà thầu hàng đầu của Lầu Năm Góc Mỹ hôm qua (15/8) đã tiết lộ như vậy.
Trước sự kiện các tàu cá Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trống dong cờ mở kéo đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, quân đội Nhật Bản đã lên kế hoạch tác chiến, sẵn sàng bảo vệ quần đảo tranh chấp này.
Tiến sĩ Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á vừa gửi một bài phân tích đăng tải trên tờ Wall Street Journal, bình luận về vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản trên Biển Đông.