Trung Quốc khen ngợi ngư dân Đài Loan đã giữ vững ngư trường truyền thống sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku sáng 25-9
Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo rằng những phản ứng thái quá như đập phá hay trừng phạt chỉ khiến các nhà đầu tư nước ngoài xa lánh Trung Quốc và làm suy yếu kinh tế nước này.
Thế giới đang chứng kiến một quá trình thay đổi chậm rãi nhưng chắc chắn ở Nhật Bản theo hướng cứng rắn hơn trong ngoại giao và quân sự, trước sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc.
Tối ngày 21/9, sau khi phát hiện tàu Đài Loan tiến gần các đảo tranh chấp, hơn 10 cảnh sát biển Nhật Bản đã lên đảo Senkaku/Điếu Ngư và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với việc nhóm người Đài Loan có thể đổ bộ lên đảo.
Các nhà hoạt động Nhật Bản hôm nay sẽ tiến hành cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, dự kiến có hàng nghìn người tham gia, để phản đối hành động của Bắc Kinh xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
Ba ứng cử viên sáng giá cho vị trí thủ lĩnh mới của Đảng Dân chủ Tự do đối lập (LDP) trong cuộc bầu cử 26/9 tới, và có cơ hội trở thành tân thủ tướng của Nhật Bản đều là những người có tinh thần chủ nghĩa dân tộc rất cao. Một nguy cơ đối với mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã phái gần một nửa số tàu trong “hạm đội” hùng hậu gồm hơn 100 tàu của mình đến vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm giám sát các tàu của Trung Quốc trong khu vực và sẵn sàng đáp trả khi cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày hôm nay tuyên bố, máy bay vận tải MV 22 Osprey từng là tâm điểm tranh cãi giữa Washington và Tokyo đã đảm bảo an toàn và sẽ được đưa vào hoạt động đầy đủ tại Nhật Bản vào tháng 10 tới.
Dù bị hạn chế nhiều sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) vẫn được đánh giá là đứng thứ hai châu Á và là một trong những lực lượng đáng gờm trên thế giới.
“Chính phủ đang tìm cách chấm dứt những thiệt hại đối với người Nhật Bản ở Trung Quốc” sau khi có các báo cáo về tình hình các doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc bị tấn công và nhiều công ty phải tạm dừng hoạt động do lo ngại cho sự an toàn của nhân viên.
Nhật Bản không thể ngồi yên nếu tàu cá của Trung Quốc đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một sự xâm phạm có thể đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước lên một mức độ căng thẳng mới, một trợ lý của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua (17/9) cảnh báo.
Kể từ sau đại chiến thế giới lần 2, Nhật Bản giống như một “chiến binh Samurai ngủ say trong vòng tay người Mỹ”. Nhưng khi “con voi” Trung Quốc trỗi dậy và bắt đầu thể hiện tham vọng lớn ở Thái Bình Dương, gã chiến binh Samurai Nhật Bản bắt đầu thức giấc.
Các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Australia ngày 14/9 đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Năm ứng cử viên tranh chức thủ lĩnh đảng đối lập chính ở Nhật Bản, và có thể trở thành tân thủ tướng nước này, đang kêu gọi Tokyo cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh cãi chủ quyền lãnh thổ ngày càng leo thang, tin tức từ hãng AP.
Tàu của Trung Quốc và Nhật Bản hôm qua (14/9) đã có cuộc chạm trán căng thẳng ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Biển Hoa Đông. Trong cuộc chạm trán này, tàu thuyền hai bên đã ra sức cảnh báo, đe dọa lẫn nhau.
Theo Tân Hoa xã/AFP, ngày 14/9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khẳng định rằng Tokyo "sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh" sau khi hai tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu tuần tra và thực thi pháp luật quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) và các đảo phụ cận trong sáng cùng ngày.
Biển Đông” từ năm 2008 trở về trước ít xuất hiện trong quan hệ giữa các nước lớn hay tại các diễn đàn đa phương khu vực (ARF, EAS…) như một vấn đề thời sự. Từ năm 2009 nó nóng lên và từ năm 2010 trở thành một “vấn đề” trong các chương trình nghị sự, khi Trung Quốc đặt chân vào “lằn ranh đỏ” ở Biển Đông dẫn tới vụ “Tam Sa”. Tiếp sau bài “Mỹ với Biển Đông”, chúng tôi lần lượt giới thiệu các phân tích về chính sách Nhật Bản, Nga và Ấn Độ với Biển Đông.
Các tàu của Nhật đang tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku nhằm bảo vệ quần đảo này trước bất kỳ hành động xâm phạm nào của tàu hải giám Trung Quốc hiện cũng đang có mặt tại khu vực này.
Trước nguy cơ căng thẳng Trung - Nhật có thể bùng phát thành cuộc đối đầu quân sự, báo chí Nhật Bản đã đưa ra những phân tích đánh giá khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực chiếm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản hôm nay 12/9 cho biết sẽ triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển khi tàu hải giám của Trung Quốc tiến vào quần đảo tranh chấp trên Hoa Đông, làm dấy lên nguy cơ đối đầu giữa hai cường quốc châu Á.