Tờ Thời báo Ấn Độ ngày 26/8 đưa tin chính phủ nước này sẽ thông qua một dự án trang bị tên lửa siêu thanh Brahmos cho máy bay chiến đấu Sukhoi-30 MKI của Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF).
Ấn Độ ngày 25/8 đã bắn thử thành công tên lửa đất đối đất "Prithvi-II" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ một căn cứ quân sự tại bang Odisha, miền Đông nước này.
Đầu năm 2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự” với trọng tâm đặt vào châu Á – Thái Bình Dương đồng thời hy vọng Ấn Độ sẽ là đồng minh quan trọng. Nhưng mới đây, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ đã lên tiếng khẳng định “trọng điểm của hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông”.
Nhật Bản - Ấn Độ đang có những hợp tác mới trong bối cảnh trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của một số nước lớn tại châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.Trong nhiều lĩnh vực, hợp tác an ninh hàng hải của hải quân hai nước là điểm nhấn, được xem là quan trọng hàng đầu.
Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna nói rõ rằng Ấn Độ sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân cho đến khi đạt được sự giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Đài TNHK đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã lên tiếng xác nhận chưa rút khỏi kế hoạch thăm dò dầu khí với công ty PetroVietnam ở Biển Đông tại lô 128 nằm trên thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc cũng lên tiếng nhận chủ quyền.
Các thách thức đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới, trải qua 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ.
Kể từ khi thông qua chính sách mới đối với Mỹ dẫn đến việc thiết lập mối quan hệ quốc phòng đặc biệt, Ấn Độ phải giải quyết một vấn đề quan trọng là làm thế nào để đồng thời phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Do khả năng chế tạo động cơ yếu kém, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ sẽ chậm ít nhất 3 năm.
Cuộc cải cách mới trước mắt Ấn Độ sẽ không dễ dàng, nhưng nó thực sự cần để giải quyết tình trạng tê liệt trong phát triển của đất nước, đánh mất toàn bộ những thành tựu hơn 20 năm qua.
Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, rất có thể vào cuối năm sau 2013 Nga và Ấn Độ sẽ tiến đến gần hơn và hiện thực hoá thoả thuận hợp tác quốc phòng cực lớn lên đến 35 tỷ USD để phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 để đáp ứng nhu cầu về máy bay tiêm kích của Ấn Độ trong 20 năm tới.
Dường như đang có một cuộc chạy đua vũ trang trên nóc nhà của thế giới, giữa hai người khổng lồ châu Á - mỗi nước có hơn 1 tỉ dân.ọc theo con đường khúc khuỷu, binh lính có thể ngắm bắn mục tiêu khá dễ dàng. Những kho chứa đạn dược nằm ở phía sau hàng rào kẽm gai trên cao nguyên lạnh giá. Các kho chứa nhiên liệu và những căn cứ nhỏ bắt đầu mọc lên.
Ấn Độ bắt đầu khởi động kế hoạch xây dựng 18 đường hầm dọc biên giới Pakistan và Trung Quốc để binh sĩ di chuyển nhanh hơn cũng như tích trữ khí tài, chẳng hạn tên lửa, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Hải quân Ấn Độ đang tập trung xây dựng các căn cứ quân sự để có một “điểm tựa chiến lược” và “cứ điểm tiến công” có thể tiến nhanh tới biển Đông...
Gia tăng tiềm lực quân sự, mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực, Ấn Độ tìm cách đối trọng với sự trỗi dậy và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Không ồn ào, căng thẳng như Biển Đông nhưng Ấn Độ Dương cũng không hề “lặng sóng” khi hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm mọi cách để khẳng định vị thế và ảnh hưởng của mình ở khu vực này.
"Tàu ngầm Arihant Ấn Độ có thể vượt qua eo biển Malacca, từ biển Đông phát động tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc".
Nếu như tàu khu trục Type-052C được coi là chiến hạm trụ cột của Hải quân Trung Quốc thì Shivalik của Ấn Độ là đối trọng đáng gờm.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định mua 56 máy bay trực thăng đa năng cho hải quân với chi phí tổng cộng là khoảng một tỷ USD.
Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông. Đây là khẳng định mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Phát biểu này dường như nhằm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc, nhưng thực tế lại tiết lộ một độc chiêu “siết cổ” con Rồng châu Á.