TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Ấn Độ phát triển tàu ngầm hạt nhân để chống Trung Quốc

"Tàu ngầm Arihant Ấn Độ có thể vượt qua eo biển Malacca, từ biển Đông phát động tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc".

 

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.


Ngày 13/8, tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản có bài viết nhan đề “Tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên của Ấn Độ sắp đến vùng biển quốc tế”.

Bài viết cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Arihanta đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất sắp được đưa đến khu vực lân cận vùng biển quốc tế.

Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ 6 sở hữu tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh. Do Trung Quốc ngày càng có các động thái dồn dập trên biển, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, Ấn Độ cũng đang tích cực mở rộng hải quân.

Một nguồn tin từ Hải quân Ấn Độ thừa nhận, “Ấn Độ thực sự đang làm công tác chuẩn bị cho triển khai chiến đấu thực tế tàu ngầm hạt nhân Arihanta, sẽ tiến hành chạy thử trong vài tháng nữa”.

Theo nguồn tin này, “Ấn Độ sẽ thống nhất giữa chiến lược trên biển với chiến lược hạt nhân để tăng cường bảo đảm an ninh hạt nhân trên biển”.

Mục đích chủ yếu nhất của phát triển tàu ngầm hạt nhân là phóng “tên lửa đạn đạo hạt nhân” trên biển. Hải quân Ấn Độ chuẩn bị tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo ở vùng biển quốc tế, cuối cùng sẽ đạt mục đích triển khai tên lửa hạt nhân.

Phía hải quân giải thích cho biết, sở hữu tàu ngầm hạt nhân “là để bảo vệ độc lập tự chủ của quốc gia”, điều này rõ ràng có tính chất đối đầu với Trung Quốc.

Cuối năm 2011, Ấn Độ phát hiện Trung Quốc có ý đồ xây dựng cơ sở tiếp tế hải quân ở Seychelles – khu vực Ấn Độ Dương. Trung Quốc có ý định dựa vào căn cứ cảng biển kẹp Ấn Độ ở hai mặt đông, tây, hành động này khiến cho Ấn Độ cảm thấy lo sợ.

 

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant Ấn Độ.

Ấn Độ hầu như cho rằng, tàu ngầm hạt nhân không thể thiếu đối với việc bảo đảm cân bằng quân sự với Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân Arihant có thể lặn dưới nước khoảng 30 ngày. Các nguồn tin quân sự, ngoại giao giải thích rằng: “Loại tàu ngầm này có thể vượt qua eo biển Malacca, từ biển Đông phát động tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc”.

Tháng 4/2012, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5, loại tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, lãnh thổ Trung Quốc đã nằm trong tầm phóng của loại tên lửa này.

Mặc dù Ấn Độ đang phát triển các loại vũ khí có liên quan, nhưng xuất phát từ sự tính toán chiến lược, các nước Âu-Mỹ hoàn toàn không đưa ra bất cứ sự chỉ trích nào.

Mỹ muốn xây dựng Ấn Độ, một quốc gia dân chủ thành một thế lực chống lại Trung Quốc. Đồng thời, Ấn Độ còn là lá chắn quan trọng chống lại các quốc gia Hồi giáo như Pakistan và Iran.

Được biết, tàu ngầm Arihant có lượng giãn nước là 6.000 tấn, hạ thủy năm 2009. Ấn Độ có kế hoạch chế tạo tổng cộng 5 tàu ngầm loại này có trang bị tên lửa hạt nhân và ngư lôi.

Thiết bị động lực của tàu ngầm Arihant sử dụng lò phản ứng động lực hạt nhân 85 megawatt, tốc độ có thể đạt 44 km/giờ (24 hải lý/giờ), biên chế nhân viên 95 người.

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ cho biết, công tác chế tạo tàu ngầm Arihant có tiến triển thuận lợi, đồng thời có kế hoạch bắt đầu chạy thử trong vài tháng tới.

 

Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5, loại tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra-II, Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm.


Hải quân Ấn Độ cũng vừa thuê một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ mang tên Chakra-II trong 10 năm và đưa vào hoạt động tháng 4/2012.

Hiện nay, Ấn Độ có 43 tàu chiến đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu, chiếc tàu ngầm đầu tiên lớp Scorpene trong số 6 chiếc cũng sẽ được biên chế vào năm 2015, chiếc thứ 6 sẽ biên chế vào năm 2018, Hải quân Ấn Độ sẽ nhập 8 máy bay trinh sát trên biển tầm xa P-8I Poseidon của hãng Boeing, Mỹ vào năm tới.
--------------
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(theo báo Giáo Dục Việt Nam)

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te