“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản.Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”... Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài "Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Vào giữa tháng 11 tới, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ sẽ gặp nhau nhằm thiết lập và thúc đẩy mối quan hệ hợp pháp kinh tế và an ninh để đối phó với sự bành trướng ngày một gia tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á.
Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm giành quyền lực pháp lý đối với quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku). Từ hạ tuần tháng 10, các tàu Trung Quốc bắt đầu tuần tra thường xuyên vùng lãnh hải này, bất chấp sự phản đối của Tokyo. Một số nhà phân tích bình luận rằng các bên đã dốc hết các biện pháp ngoại giao. Giờ đây, Bắc Kinh bắt tay vào một chiến lược mới, lâu dài, là thách thức sự kiểm soát quần đảo của Nhật.
Bên lề Hội nghị Á – Âu (ASEAM) đang diễn ra tại Lào, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nêu các vấn đề tranh chấp hàng hải và tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với Trung Quốc, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Na Uy, Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Thống đốc bang West Bengal còn cho rằng: "Ấn Độ và Trung Quốc thế nào cũng là đối thủ của nhau".
Bắc Kinh sẽ chi 10 tỉ Nhân dân tệ để nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc phòng và dân dụng cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đồng thời cũng vừa công bố kế hoạch xây dựng Tam Sa thành trung tâm quân sự, ngư nghiệp và du lịch.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu cuộc điều tra nội bộ về thông tin của báo The New York Times (Mỹ), theo đó gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo bí mật tích lũy được ít nhất 2,7 tỉ USD.
Ngày 4/11/2012, bốn tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển không xa đảo Uotsurijima, đảo chính trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo cáo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, các tàu này tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo vào khoảng gần trưa. Trước đó ngày 3/11, sáu tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã xâm nhập vùng biển này.
Ngoài việc gấp rút hoàn thiện “chính quyền phi pháp Tam Sa”, Trung Quốc còn mạnh tay chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (NDT) nâng cấp cơ sở hạ tầng dân-quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, động thái vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Quan hệ tam giác chiến lược lớn Nga-Trung-Mỹ sẽ tác động lớn đến kinh tế, an ninh và ổn định toàn cầu, họ đang răn đe lẫn nhau.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) mới đây đã có bài phân tích mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga đồng thời nêu câu hỏi: Tại sao Nga-Việt tìm kiếm mối quan hệ thân thiết hơn vào lúc này? Phải chăng Nga muốn có chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Á nên đã giúp Việt Nam tự tin hơn trong các mối quan hệ ở khu vực?
Hội nghị này đã quyết định bầu Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng trở thành 2 Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang nước này.
Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang áp dụng một chiến lược mới, dài hơi, nhằm thách thức Nhật trên hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư, khi thời gian qua liên tục cho tàu xâm nhập vào vùng biển 22km quanh quần đảo này.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại châu Âu đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và tiếp tục đưa ra các phát biểu hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp Senkaku.
Những nỗ lực ngoại giao tích cực của Mỹ ở khu vực đang giúp giảm bớt nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Trong báo cáo của mình, cả 4 quan chức này đều cảnh bảo bà Clinton rằng trong cuộc tranh chấp này, tuy không bên nào muốn đối đầu những một sai sót hay tính toán sai lầm cũng có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự.