TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

“Trung Quốc ngày càng mạnh bạo, tùy tiện trong tranh chấp lãnh thổ"

Thống đốc bang West Bengal còn cho rằng: "Ấn Độ và Trung Quốc thế nào cũng là đối thủ của nhau".
 

Thống đốc M.K. Narayanan của bang West Bengal, Ấn Độ

Tân Hoa xã dần các nguồn tin cho biết, ngày 1/11/2012, Thống đốc bang West Bengal của Ấn Độ, cựu cố vấn an ninh quốc gia, ông M.K. Narayanan cho rằng, về địa lý, Ấn Độ và Trung Quốc thế nào cũng là đối thủ. Ông còn chỉ trích Trung Quốc ngày càng tùy tiện trong xử lý tranh chấp, điều này là “đáng lo ngại nhất”.

Theo tờ “Hindustan Times”, M.K. Narayanan là đưa ra tuyên bố trên tại hội nghị thường niên của hiệp hội Australia-Ấn Độ tổ chức ở Melbourne. Bài báo dẫn lời Narayanan cho rằng, các cuộc xung đột tiềm ẩn vẫn còn tồn tại, chẳng hạn cạnh tranh về nguồn năng lượng mới giữa Ấn-Trung đang gia tăng.

Ông tuyên bố: “Ở mức độ nào đó, do yếu tố địa lý nên Ấn Độ và Trung Quốc thế nào cũng là đối thủ của nhau – hai nước láng giềng này đều có dân số khổng lồ, văn minh lâu đời, văn hóa phong phú, lâu đời và tranh chấp biên giới”.

M.K. Narayanan cũng là một cựu Giám đốc Cục tình báo Ấn Độ. Ông đã ca ngợi đất nước mình, cho rằng, Ấn Độ lựa chọn xây dựng chế độ giải trình trong bầu cử là một sự khác biệt quan trọng, “hai nước Ấn Độ và Trung Quốc có khoảng cách xa về văn minh và cấu trúc”.

 

Quân đội Ấn Độ tuần tra ở biên giới

M.K. Narayanan nói với các thính giả rằng, cạnh tranh chiến lược đang nổi lên ở khu vực châu Á, mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc đều phủ nhận tồn tại cạnh tranh, nhưng rất nhiều nhà phân tích thấy được, cạnh tranh chủ yếu ở châu Á được tiến hành giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Hơn nữa, các học giả Trung Quốc rõ ràng không thấu hiểu được bản chất thực sự của dân tộc, tôn giáo, tư tưởng và bộ mặt của nền kinh tế Ấn Độ. Người từng tham gia các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc, cho rằng, những yêu sách quá đáng của các học giả và các nhà tư tưởng chiến lược Trung Quốc hầu như chẳng giúp ích gì cho Trung Quốc.

Ông cho rằng: “Điều gây lo ngại nhất hiện nay là, cùng với việc thực lực kinh tế của Trung Quốc được tăng cường, Trung Quốc ngày càng mạnh bạo, tùy tiện trong xử lý tranh chấp, bất kể là trên đất liền hay trên biển”.

Chính sách xây dựng vai trò ảnh hưởng có lợi ở xung quanh Ấn Độ của Trung Quốc đang buộc Ấn Độ phải chú ý đến xu hướng này. Ông chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Kashmir do Pakistan chiếm đóng đã gây phiền phức cho Ấn Độ.

 

Quân đội Ấn Độ huấn luyện trên núi cao

Ngày 1/11, tờ “The Times of India” cũng dẫn lời chuyên gia và nhà nghiên cứu lịch sử của Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ tuy thất bại trong cuộc xung đột biên giới năm 1962, nhưng rất nhiều người không ý thức được rằng, cho dù Ấn Độ thất bại trong chiến tranh, chủ nghĩa yêu nước của Ấn Độ với đại diện là tiếng Hindi đã giành được “thắng lợi trong chiến tranh khủng hoảng ngôn ngữ” từ lâu ở khu vực này.

Bài báo cho rằng, ở bản địa có 26 bộ lạc chủ yếu và hơn 100 chi nhánh bộ lạc. Trước năm 1962, họ về cơ bản không hiểu được ngôn ngữ của nhau, nhưng cùng với việc Ấn Độ triển khai quân đội, người bản địa buộc phải học tiếng Hindi và giao lưu với binh sĩ Ấn Độ. Hiện nay, tiếng Hindi đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp của nhiều bộ lạc.

Ấn Độ triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến Su-30MKI ở biên giới Trung-Ấn
Cuối năm 2011, Lục quân Ấn Độ diễn tập ở biên giới Ấn Độ-Pakistan kiểm tra sách lược ứng phó cùng lúc với cả Trung Quốc và Pakistan khi xảy ra xung đột.
Xe tăng T-72 của Lục quân Ấn Độ trong một cuộc diễn tập, huấn luyện.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc mặt đối mặt nơi biên giới
Trung Quốc triển khai radar ở Tây Tạng theo dõi Ấn Độ
Máy bay chiến đấu J-10 của Đại quân khu Thành Đô huấn luyện tấn công không đối đất ở Tây Tạng
Máy bay chiến đấu J-11 Quân đội Trung Quốc huấn luyện trên cao nguyên
 

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)

Theo báo Giáo dục Việt Nam


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te