TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc: Thách thức lớn nhất trong thập kỷ tới là… vấn đề nội bộ

Trung Quốc hiện đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về kinh tế, nhân khẩu học và xã hội... do mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu và chính sách "mỗi gia đình chỉ có một con" để lại hậu quả.

 

 

Hoàng hôn trên Vạn lý Trường thành. Ảnh fletcherforum.org


Trong 30 năm qua, mặt bằng tiền lương thấp và nguồn nhân lực trẻ dồi dào đã mang lại cho ngành chế tạo của Trung Quốc một lợi thế so sánh rất lớn và khả năng bành trướng ra toàn thế giới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng có vấn đề. Khi người tiêu dùng ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ “siết chặt hầu bao” do kinh tế suy thoái, nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm của Trung Quốc trở nên bất ổn, với các loại hàng tồn kho chất đống trong các nhà máy và ở các phòng trưng bày trên toàn quốc.

Vốn là “cục nam châm lớn nhất” thu hút đầu tư nước ngoài, mặt bằng lương thấp ở Trung Quốc không còn nữa và cxhi phí sản xuất cao ở Trung Quốc khiến cho một số hãng tư vấn như Boston Consulting Group dự đoán rằng "thời kỳ phục hưng" trong ngành chế tạo ở Mỹ sẽ trở lại.

Nếu tình hình tiếp tục xấu đi và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trên khắp Trung Quốc, chính phủ ở Bắc Kinh sẽ phải đặc biệt lo lắng về bất ổn xã hội, như trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bộc phát vào năm 2008.

Về trung hạn, những thách thức kinh tế của Trung Quốc sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi xu hướng nhân khẩu học bất lợi hiện nay. Theo tạp chí The Economist, số liệu gần đây nhất của chính phủ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng dân số chỉ ở mức 0,57% hàng năm trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, giảm mạnh so với tỷ lệ tăng trưởng dân số 1,07% hàng năm ở Trung Quốc hồi những năm 1990. Do đó, dân số Trung Quốc đang ngày già nua. Người ta có thể nói thách thức nhân khẩu học ở Trung Quốc là do “chính sách một con”, đất nước trở nên giàu có, người dân sống lâu hơn và “lười” sinh con hơn.

Khi người Trung Quốc sống lâu hơn trước khi trở nên giàu có, chính phủ sẽ cần phải tìm mọi cách để chi trả  cho một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn và để đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của đội ngũ ngày càng đông đảo những người hưu trí.

Tuy mang lại những lợi ích khổng lồ cho đất nước trong mấy thập kỷ qua, mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu đã khiến cho xã hội Trung Quốc trở nên căng thẳng và những hậu quả đầu tiên của tình trạng căng thẳng này bắt đầu xuất hiện.

Áp lực nội bộ gia tăng cùng với tiêu thụ giảm sút ở các nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải nỗ lực tái cân bằng ở trong nước.

Các cuộc hội thảo giải quyết những thách thức nội bộ đã được tổ chức công khai ở Trung Quốc. Trong một bài viết gần đây, giáo sư Cui Liru - viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại của chính phủ Trung Quốc - thừa nhận rằng nhiệm vụ sắp tới là rất to lớn và đòi hỏi "nỗ lực vất vả" của chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Việc chính phủ Trung Quốc chuyển sang thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân sẽ là ví dụ cụ thể chứng tỏ “công bằng xã hội, thịnh vượng và hòa hợp” đang được duy trì.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần đánh giá một cách thực tế những thách thức nội bộ của Trung Quốc, nếu muốn hiểu được ý định và sự bất ổn của Trung Quốc, tác động chính sách của Bắc Kinh đối với “nền kinh tế toàn cầu hóa”. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc kế cận, vấn đề quan trọng nhất không phải là vấn đề đối ngoại mà là làm sao chèo lái con thuyền Trung Quốc thành công trong thập kỷ chuyển tiếp sắp tới, đau đớn nhưng vô cùng cần thiết. 


 

Minh Bích (theo The Diplomat, ĐVO)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te