Ý nghĩa lịch sử của việc Trung Quốc bàn giao tàu sân bay cho lực lượng Hải quân là minh chứng cho thấy Bắc Kinh tiến thêm một bước trên con đường hướng tới hải quân nước lớn.
Ngày 25/9, Trung Quốc tổ chức Lễ bàn giao tàu sân bay Liêu Ninh số 16 cho Hải quân Trung Quốc tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên của Tập đoàn Công nghiệp nặng Tàu thủy Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao tham dự buổi lễ và thị sát con tàu này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng con tàu này sẽ "tăng cường sức mạnh tác chiến toàn diện của hải quân Trung Quốc" và giúp Bắc Kinh "bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển các lợi ích hữu hiệu".
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự trong buổi lễ bàn giao tàu sân bay Liêu Ninh cho Hải quân Trung Quốc
Gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu tàu sân bay là điều đặc biệt quan trọng, nâng khả năng chiến đấu nói chung của hải quân lên mức hiện đại, là một bước tiến trên con đường hướng tới hải quân nước lớn của Trung Quốc.
Theo quan điểm truyền thống, hải quân được phân làm hai loại – một là hải quân nước vàng (ven bờ, nước nông), hai là hải quân nước xanh (hải quân xanh lam đậm, hay hải quân đại dương, hải quân tầm xa).
Trung Quốc luôn muốn xây dựng được một lực lượng hải quân tầm xa, bởi vì “đây là tiêu chí của hải quân nước lớn”, Trung Quốc đã có giấc mộng này 100 năm. Nhưng, chiến tranh Giáp Ngọ đã làm vỡ giấc mộng này hơn 110 năm trước. Sau đó, Trung Quốc luôn muốn thực hiện giấc mơ hải quân tầm xa.
Cách đây gần 100 năm, thế giới có chiếc tàu sân bay đầu tiên. Trung Quốc, nước đông dân số nhất trên thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nay đã có chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình.
Trung Quốc có hơn 18.000 km bờ biển và vùng lãnh thổ rộng 3 triệu km vuông ngoài biển. Từ cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, dân tộc Trung Hoa đã bị xâm nhập bằng đường biển tổng cộng hơn 470 lần. Việc Hải quân Nhân dân thành lập và lớn mạnh nhằm bảo vệ lợi ích biển và xa hơn là chiến lược bành trướng trên biển xa. Trải qua 63 năm xây dựng, Hải quân Trung Quốc đã bước đầu phát triển thành một lực lượng tác chiến trên biển hiện đại gồm nhiều binh chủng hợp thành, có phương pháp tác chiến bằng cả lực lượng hạt nhân và lực lượng thông thường.
Tuy nhiên, từ lâu nay, trong số 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chỉ có Trung Quốc là không có tàu sân bay. Ở châu Á, một số nước cạnh Trung Quốc cũng đã có tàu sân bay trước Trung Quốc. Thế kỷ 21 là thế kỷ biển, biển đã trở thành không gian quan trọng để mở rộng lợi ích quốc gia. Vì thế, tham vọng sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc không có gì là khó hiểu.
Tàu sân bay Liêu Ninh có chiều dài 300m, ngoài thân tàu sân bay do Liên Xô chế tạo, những thứ còn lại do Trung Quốc tự " hoàn thành". Không thể đem tàu sân bay này so sánh với tàu sân bay hạng nhẹ của Thái Lan hay tàu sân bay hạng nặng của Mỹ.
Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, đây là tàu sân bay hạng trung, được xếp vào hàng ngũ “tàu sân bay tiên tiến” trong số các nước sở hữu tàu sân bay hạng trung.
Tàu sân bay có được đưa vào giải quyết tranh chấp trên biển?
Theo các chuyên gia, việc tàu sân bay từ bàn giao đưa vào sử dụng đến khi có khả năng tác chiến phải trải qua 1 quá trình, được huấn luyện một thời gian nhất định, mới có thể thực sự có khả năng tác chiến.
Vì vậy, hiện nay, Trung Quốc chưa thể nhanh chóng sử dụng tàu sân bay trong các cuộc tranh chấp trên biển.
Tuy nhiên, ý nghĩa răn đe của tàu sân bay là khá lớn. Việc Trung Quốc chính thức chuyển giao tàu Liêu Ninh cho lực lượng hải quân được xem là một bước nỗ lực trình diễn sức mạnh quốc gia - vào đúng thời điểm Trung Quốc căng thẳng với người hàng xóm Nhật Bản về chủ quyền một nhóm đảo tại biển Hoa Đông.
Có tàu sân bay sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến tổng thể của hải quân Trung Quốc lên tầm hiện đại. Con tàu sẽ tăng cường khả năng phòng thủ, phát triển khả năng phối hợp hoạt động ở vùng biển xa trong khi đối phó với những mối
Giới quan sát nhận định, thời điểm chuyển giao tàu Liêu Ninh cho lực lượng hải quân còn có ý nghĩa thể hiện hình ảnh nỗ lực xây dựng sự đoàn kết trước một kỳ đại hội đảng quan trọng - chứng kiến thế hệ lãnh đạo mới dẫn dắt đất nước./.
V.V
Theo Tổ Quốc