Người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ là ai?
Đại hội Đảng lần thứ 18 - thời điểm chuyển giao quyền lực quan trọng nhất Trung Quốc đang sắp tới gần trong khi danh sách các nhà tân lãnh đạo hiện vẫn là một trong những chủ đề được dư luận trong nước đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ngày giờ cụ thể diễn ra đại hội vẫn chưa được công bố chính thức, khoảng 2.270 đại biểu dự kiến sẽ tham gia.
“Vẫn chưa chốt được lịch. Tôi thậm chí còn không biết liệu đại hội có diễn ra đúng vào tháng 10 này hay không. Chúng tôi đang đợi thông tin chính thức”, ông Liao Zefang, một luật sư đến từ tỉnh Jiangxi nói.
|
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được dự đoán sẽ thay thế Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trở thành nhà lãnh đạo số 1 Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ 18 |
Theo Telegraph, Trung Quốc dự định sẽ thay 7 trong tổng số 9 ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cùng với Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Gần đây, nhiều hãng truyền thông đại lục xôn xao dự đoán ông Tập Cận Bình – Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ là người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ở hải ngoại hôm 23/9 đã công bố một sanh sách những ‘ứng cử viên sáng giá nhất’ trong cuộc đua quyền lực vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cho nhiệm kỳ 10 năm tiếp theo.
|
Hu Chunhua - bí thư đảng ủy khu vực Nội Mông được đánh giá là 1 trong 7 'ứng cử viên sáng giá' sẽ có mặt trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị |
Và 7 cái tên đã được xướng lên bao gồm lãnh đạo tỉnh các cấp như ông Nur Bekri – bí thư tỉnh ủy Tân Cương; Tô Thụ Lâm – thị trưởng Phúc Kiến, Trương Khánh Vĩ – thị trưởng Hồ Bắc; Tôn Chính Tài – bí thư tỉnh ủy Quế Lâm; Hồ Xuân Hoa – bí thư đảng ủy khu vực Nội Mông; Chu Cường – bí thư tỉnh ủy Hồ Nam và Lục Hạo – bí thư đầu tiên trong ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
| | | Phần lớn những ‘ngôi sao mới nổi’ này sinh ra và lớn lên trong giai đoạn diễn ra cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, được giáo dục bài bản và có cái nhìn cởi mở hơn so với những người đi trước. | | | |
| |
Bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm 23/9 còn nhấn mạnh rằng so với thế hệ lãnh đạo cũ sinh trong khoảng những năm 1940-1950, các nhà tân lãnh đạo có xu hướng được trẻ hóa (hầu hết đều sinh sau năm 1960), có học vấn cao, hiểu biết về kinh tế, được tín nhiệm và có lý lịch trong sạch.
Phần lớn những ‘ngôi sao mới nổi’ này sinh ra và lớn lên trong giai đoạn diễn ra cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, được giáo dục bài bản và có cái nhìn cởi mở hơn so với những người đi trước.
Cũng theo nhận định được nêu ra trong bài viết, những chính trị gia sinh sau năm 1960 thường có xu hướng suy nghĩ ‘thoáng’ hơn, thậm chí ‘táo bạo’ hơn trong khi cũng chú trọng nhiều hơn tới việc mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh mục tiêu hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự đoán của giới truyền thông và nhận định của một số nhà phân tích chính trị trong khi kết quả cuối cùng hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định sau Đại hội Đảng lần thứ 18.
|
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (bên trái) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ 'lùi về hậu trường' để nhường chỗ cho một thế hệ lãnh đạo mới đang được trẻ hóa ở Trung Quốc |
Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự kiện sẽ được diễn ra trong khoảng từ ngày 9-13/10/2012 và mọi hoạt động mang tính giao lưu quốc tế của các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ được hoãn lại cho tới sau đại hội.
Sau vụ bê bối của chính trị gia Bạc Hy Lai, Đại hội Đảng lần thứ 18 có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với giới cầm quyền Bắc Kinh mà còn là sự kiện giúp chính phủ Trung Quốc củng cố thêm niềm tin trong lòng dân chúng về một thế hệ lãnh đạo đất nước mới thực sự ‘đủ đức đủ tài’.
Hạ Giang
Theo VTC