TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc muốn "gửi gắm" gì với tàu sân bay đầu tiên?

Ngày 25/9, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên gọi là "Liêu Ninh", đã chính thức được " chuyển giao và biên chế" vào lực lượng hải quân. Trung Quốc sẽ làm gì với chiếc tàu sân bay đầu tiên này?

Đây là con tàu lớn nhất được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc cho đến nay. Khi được đưa vào hoạt động, Liêu Ninh sẽ có một ảnh hưởng đáng kể đối với các tranh chấp hàng hải trong khu vực, đặc biệt là xung đột âm ỉ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Vì sao được gọi là 'Liêu Ninh'?

Khi hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trên mạng với số hiệu 16, thì các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cho rằng nó sẽ được đặt tên là Liêu Ninh, nơi con tàu này được tân trang lại.

Tỉnh Liêu Ninh được thành lập sau khi sáp nhập các thành phố và các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc vào năm 1954-1955. Tàu sân bay "Liêu Ninh" tích hợp nhiều khối thành một con tàu chiến mà theo các quan chức Trung Quốc nó có khả năng tăng cường sức mạnh tổng thể của hải quân Trung Quốc, thúc đẩy ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.

Liêu Ninh được xây dựng bằng cách sử dụng thân của một tàu sân bay cũ của Ukraina có tên gọi Varyag. Trước đó, các nhà phân tích phương Tây đã truyền nhau tin đồn rằng con tàu này có thể sẽ được đổi tên thành Shi Lang, tên của một đô đốc nổi tiếng của triều đại nhà Thanh. Tháng 7/1683, Shi Lang đã sử dụng 300 tàu chiến và 20.000 quân để giành lại được Đài Loan. Chiến thắng này đã cho phép sáp nhập chính thức Đài Loan vào nhà Thanh thành một quận của tỉnh Phúc Kiến.

Trung Quốc muốn `gửi gắm` gì với tàu sân bay đầu tiên?

Các tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN) thường được đặt tên theo các địa danh Trung Quốc. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ khi tàu hải quân Trung Quốc đặt theo tên cá nhân như tàu huấn luyện (Deng Shichang và Zheng He ) và tàu nghiên cứu ( Li Siguang). Tàu sân bay của Trung Quốc là chiếc tàu chiến lớn nhất, đặc biệt nhất và được tân trang lại nên nó được đặt tên theo một trong những địa danh lớn nhất, có lẽ đó cũng là một phần nguyên nhân mà cái tên ‘Liêu Ninh’ đã được chọn.

Nhưng hành động mới là quan trọng

Mặc dù theo tuyên bố của Giáo sư Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc đồng thời là một sĩ quan của Hải quân Trung Quốc Li Daguang, thời điểm vận hành Liêu Ninh được công bố trong bối cảnh tranh chấp đang leo thang trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, nhưng trong tương lai gần, con tàu này không thể đe dọa trực tiếp đến Mỹ hay Nhật. Tuy nhiên, dù có hình thức khiêm tốn, nhưng nó có thể sẽ khiến các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc phải lo ngại.

Theo ấn phẩm "Khoa học của các Chiến dịch” được viết bởi các học giả tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, các tàu sân bay đóng một vai trò rất quan trọng trong việc không kích yểm trợ: "Việc chiến đấu trên các hòn đảo và khu vực san hô sẽ đơn độc hơn nếu không có sự hỗ trợ từ các lực lượng trên mặt đất và lực lượng không quân. Trong trường hợp này, một tàu sân bay có ý nghĩa quan trọng trong việc giành chiến thắng”. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tướng Li Jie, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc đã cho rằng: "tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ... sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại các quần đảo, bảo vệ quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc".

Trung Quốc muốn `gửi gắm` gì với tàu sân bay đầu tiên?

Tạo sóng?

Vậy, làm thế nào để Liêu Ninh có thể gây được ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động của hải quân Trung Quốc? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ định hình được quan điểm của các quốc gia khác đối với các chiến lược mà Trung Quốc sẽ thực hiện.Các nước láng giềng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Australia và Mỹ sẽ phải chú ý hơn.

Với việc Liêu Ninh chính thức biên chế vào hải quân, câu hỏi đặt ra tiếp theo đối với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc là: Một, sử dụng con tàu này như thế nào? Hai, sẽ xây dựng thêm bao nhiêu tàu sân bay mới? Ba, làm thế nào để bảo vệ nó khỏi các vũ khí chống hạm hiện đại đang được tìm mua bởi các nước láng giềng như Việt Nam? Việt Nam đang có kế hoạch mua tàu ngầm diesel Kilo của Nga vào cuối năm 2012. Sự tồn tại của Liêu Ninh có thể sẽ thúc giục Trung Quốc phát triển chiến hạm trên mặt biển và lực lượng chống tàu ngầm tiên tiến hơn để bảo vệ tài sản mang tính biểu tượng nhưng có hoạt động vẫn “dễ bị tổn thương” này.

Hiện nay, Liêu Ninh vẫn là biểu tượng sức mạnh đầu tiên và quan trọng nhất cho tương lai của lực lượng hải quân Trung Quốc. Vì vậy, dù khả năng của Liêu Ninh còn khiêm tốn nhưng nó chắc chắn sẽ được Bắc Kinh quan tâm đặc biệt.

Phạm Khánh
Theo InfoNet

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te