Với nhiều ưu điểm nổi bật như: sử dụng công nghệ tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt, mọi người đều nghĩ rằng đó là một tàu tên lửa tàng hình cao tốc chứ không phải là một con tàu cứu hộ.
Các chuyên gia công nghệ khẳng định Trung Quốc chưa có công nghệ này nên trọng lượng tàu của họ ước chừng là khoảng 600 tấn, bằng khoảng hơn 2/3 trọng lượng tàu Triton của Anh (chiều dài 90m, rộng 34m, tải trọng 800 tấn). Với lượng giãn nước gần gấp 3 lần tàu lớp 022, cần hệ thống phản thủy lực lớn hơn loại 2xKaMeWa SII rất nhiều, mà khả năng Trung Quốc vẫn đang dùng loại động cơ này để thử nghiệm tàu nên mới có nhận xét là tốc độ của con tàu không được cao lắm. Những vấn đề kỹ thuật phức tạp đã đẩy giá thành lên rất cao (ví dụ loại tàu X3K của Indonexia tải trọng hơn 130 tấn có giá khoảng trên 12 triệu USD/chiếc), cao hơn rất nhiều so với những con tàu dưới có tải trọng tương tự.
Từ trước đến này, xu hướng phát triển tàu cứu hộ của Trung Quốc là đóng theo dạng tàu bảo đảm khác hoặc sử dụng các tàu hải quân có khả năng tác chiến lỗi thời chuyển sang làm tàu cứu hộ cứu nạn trên biển. Xu hướng này là phù hợp vì đóng một con tàu cứu hộ theo công nghệ bình thường hoặc sử dụng tàu hải quân cũ sẽ giảm được rất nhiều chi phí mà vẫn đạt hiệu quả. Các tàu cứu hộ này thường có mặt boong trước và sau đều rộng để chứa máy bay cứu hộ và lắp đặt rất nhiều thiết bị như: cần cẩu trục vớt, tàu lặn cứu sinh tàu ngầm, xuống cứu hộ, hệ thống dự trữ nước và lương thực…
Các tàu cứu hộ thường có lượng giãn nước rất lớn, tải trọng thấp nhất là Nam Cứu 502 và 504 (kiểu 940 lớp Đại Chu) cũng là 1100 tấn, vừa vừa thì có các tàu Nam Cứu 503, 512 (lớp Đại Lang) là 4500 tấn, thậm chí các tàu Bắc Cứu 121 và Đông Cứu 302 (lớp Đại Giang) có lượng giãn nước tối đa lên tới 13.000 tấn! Mặt boong trước của tàu 3 thân rất hẹp, khó có thể triển khai được các hệ thống thiết bị cứu hộ, còn boong sau đã mất phần lớn cho sàn đỗ trực thăng. Như vậy các tàu 3 thân này liệu có sử dụng được vào mục đích cứu hộ hay không?
Với những vấn đề trên, thật khó để cho người ta tin Trung Quốc phát triển tàu 3 thân với mục đích cứu hộ. Không ai lại lãng phí một con tàu được đóng với công nghệ tiến tiến, có khả năng tàng hình và vận tốc lớn với giá thành đắt hơn hàng chục lần so với các tàu khác làm tàu cứu hộ, trong khi vẫn đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu tác chiến.
Các chuyên gia quân sự đã dễ dàng tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề này. Hiện Trung Quốc đang mò mẫm tự phát triển công nghệ đóng tàu 3 thân, với những hạn chế về công nghệ chế tạo động cơ, nguyên liệu chế tạo vỏ tàu, công nghệ thiết kế (hình dáng con tàu trông rất thô), họ vẫn đưa ra một mô hình thiết kế nhưng chưa hoàn thiện. Hiện nay, một số lượng lớn các tàu trục vớt cứu hộ của Trung Quốc đã ngừng phục vụ do đã hết thời hạn sử dụng, một số khác chuyển mục đích sử dụng khác như: tàu Nam Cứu 503 chuyển mục đích sử dụng, hiện là tàu Ngư Chính lớn nhất Trung Quốc mang số hiệu 311, Bắc Cứu 121 đổi thành tàu trục vớt, cứu sinh viễn dương 861 “Trường Hưng Đảo”, Đông Cứu 302 đổi thành tàu trục vớt, cứu sinh viễn dương 862 “Sùng Minh Đảo”...
Vì vậy, hải quân Trung Quốc tạm thời biên chế các con tàu này vào lực lượng tàu cứu hộ, đồng thời từng bước phỏng chế và nâng cấp hệ thống phản thủy lực 2xKaMeWa SII lên mức công suất cao hơn, đẩy nhanh công nghệ chế tạo vỏ tàu bằng sợ Carbon và Composite và chỉnh sửa thiết kế con tàu. Đến khi thành công (khoảng 10 năm nữa) thì loại tàu tên lửa cao tốc lớp 022 cũng đã lỗi thời, hơn nữa phạm vi tác chiến và lượng vũ khí của nó cũng hạn chế. Đến lúc đó, chắc chắn loại tàu 3 thân này sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong lớp tàu cao tốc tên lửa tàng hình mới của hải quân Trung Quốc, thay thế cho lớp tàu 022 kiểu 2 thân giống như nó đã từng thay thế lớp tàu 021 kiểu 1 thân thế hệ trước.