Trang tin quân sự Strategypage nóiTrung Quốc dường như đã sẵn sàng để sản xuất hàng hoạt máy bay chiến đấu chuyên dành cho tàu sân bay J-15.
Trang Strategypage cũng nói gần đây đã có 1 chiếc J-15 của Trung Quốc đã di chuyển và đậu trên tàu sân bay mới Liêu Ninh.
Một số máy bay J-15 khác đang tập trung ở căn cứ không quân của Hải quân Trung Quốc và đã được sơn màu hoàn chỉnh.
Tính đến nay đã có khoảng 20 chiếc J-15 được sản xuất để phục vụ các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.
Nhiều thập kỉ qua, Trung Quốc đã phát triển các máy bay J-15, phiên bản được cho là dành cho tàu sân bay có nét giống với Su-27 của Nga.
đã sao chép Su-27 dưới cái tên J-11.
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản dành cho tàu sân bay của Trung Quốc |
Hơn nữa, trong đề nghị mua Su-33 của mình, Trung Quốc chỉ muốn mua 2 chiếc để phục vụ nhu cầu 'đánh giá', Nga tự hiểu Trung Quốc muốn gì từ 2 chiếc máy bay này nên không đồng ý bán, trang Strategypage dẫn nguồn tin quân sự nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có được 1 chiếc Su-33 mua từ Ukraine năm 2001.
Các bản mẫu đầu tiên của J-15 được xây dựng trong vòng 2 năm và chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này là vào năm 2010.
J-15 bị cho là sao chép từ phiên bản dành cho tàu sân bay Su-33 của Nga |
Các chuyên gia hàng không Nga bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của các kĩ sư hàng không Trung Quốc để phát huy các tính năng của Su-33.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã có được một vài ưu điểm của Su-33 trên J-15. Trong khi đó, chính Nga đã tạm dừng sử dụng Su-33 cho tàu sân bay vì chi phí cao, thay vào đó là các máy bay MiG-29K rẻ hơn.
Su-33 có trọng lượng 33 tấn, trong khi MiG-29K chỉ có 21 tấn, cả 2 đã được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay 65.000 tấn lớp Kuznetsov của Liên Xô vào những năm 1980.
Dù vậy, J-15 đã có được những ưu điểm nhất định trong khi Nga đã dùng MiG-29K để thay thế Su-33 trên tàu sân bay |
Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nga chỉ giữ lại 1 chiếc duy nhất trong lớp này là Kuznetsov.
Chiếc thứ 2 là Varyag đã được chuyển giao cho Ukraina trước khi Trung Quốc mua về về trùng tu thành tàu Liêu Ninh.
Tùng Đinh
Theo VTC