Các nước đã rút kinh nghiệm xây dựng căn cứ không quân tránh bị thiệt hại nặng, điển hình là Pakistan – một bài học điển hình.
Căn cứ không quân của Pakistan |
Nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada tháng 10 có bài viết nhan đề “So sánh xây dựng căn cứ không quân giữa Pakistan và Trung Quốc”.
Bài viết cho rằng, hiện nay tất cả các kinh nghiệm xây dựng căn cứ không quân của các cường quốc không quân đều đến từ chiến tranh Trung Đông lần thứ ba, đó là cuộc tấn công 7 giờ 45 phút nổi tiếng của Không quân Israel.
Không quân Ai Cập được xây dựng theo mô hình kiểu Liên Xô, phương thức chất đống tất cả máy bay chiến đấu khi đó là xếp hàng ngang hoặc xếp trong nhà chứa máy bay kiểu mô đất, Không quân Israel chỉ sử dụng 20 phút đã có thể tiêu diệt toàn bộ gần 400 máy bay tác chiến các kiểu của Ai Cập.
Một phi công Ai Cập cho hay: “Không phải không tiến hành không chiến, mà là căn bản không có cơ hội tiến hành chiến đấu!”.
Sau đó, các nước có không quân kiểu Liên Xô, kiểu Mỹ đã lần lượt thay đổi hình thức xây dựng căn cứ không quân. Rút ra kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh này, đương nhiên là làm thế nào tập trung bảo vệ cho máy bay chiến đấu bị tập kích đường không và tăng cường khả năng cất cánh nhanh chóng.
Việc xây dựng, cải tạo căn cứ của không quân các nước kiểu Mỹ có thể nhìn ra một vài thứ từ căn cứ không quân của Ai Cập, Nhật Bản.
Đó chính là xây dựng kho chứa máy bay lô-cốt kiểu tăng cường, làm cho mảnh bom thông thường không thể ném trúng máy bay. Thứ hai, xây dựng nhiều đường băng hơn, ở các căn cứ lớn của Không quân Ai Cập hiện nay có 3-4 đường băng, tiện cho cất cánh khẩn cấp.
Một căn cứ không quân Pakistan nhìn từ ảnh vệ tinh |
Bây giờ có thể tiến hành nghiên cứu Không quân Pakistan. Tư tưởng huấn luyện, tác chiến của không quân nước này hoàn toàn theo kiểu Mỹ, nhưng đa số máy bay chiến đấu lại do Trung Quốc chế tạo.
Không quân nước này rất coi trọng khả năng chống ném bom của máy bay, hầu như đã xây dựng công sự lô-cốt kiểu tăng cường cho toàn bộ các sân bay. Giống như máy bay J-7 của Không quân Ai Cập, máy bay J-7P của Pakistan cũng được hưởng sự an toàn của những nhà chứa máy bay tốt nhất.
Có thể tiến hành phân tích tình hình xây dựng căn cứ của Không quân Pakistan. Những năm gần đây, cùng với việc Pakistan trang bị máy bay F-16 Block52 kiểu mới cho Quân đội, cường độ xây dựng sân bay lớn hơn.
Máy bay chiến đấu F-16A/B tiên tiến được triển khai cho liên đội 38, phi đội 9, 11. Căn cứ của chúng nằm ở Sargodha, cách Thủ đô New Delhi - Ấn Độ chỉ 592 km, có 3 đường băng, ít nhất có 6 cụm nhà chứa máy bay, kết cấu xi măng cốt thép kiểu tăng cường, phi đội J-7 đóng ở đây đã bố trí máy bay J-7P và được hưởng sự an toàn như F-16A/B, có công sự che chắn xi măng kiểu tăng cường giống nhau.
Từ việc xây dựng căn cứ của Không quân Pakistan có thể suy đoán, Không quân Pakistan đã nghiên cứu nghiêm túc cuộc chiến tranh Trung Đông thứ ba, thứ tư, đồng thời trực tiếp học hỏi Không quân Ai Cập, vì vậy cụm nhà chứa máy bay được phân tán như vậy, khó có thể bị tiêu diệt triệt để trong một lần.
Nhà chứa máy bay trong căn cứ không quân của Pakistan |
Phi đội máy bay chiến đấu điêu luyện thực sự là phi đội độc lập số 5 của Pakistan, được trang bị 18 máy bay chiến đấu F-16 Block52 mới nhất, đóng tại Jacobabad, có 2 đường băng, 7 cụm nhà chứa máy bay, tương đối phân tán.
Số lượng nhà chứa máy bay rất có thể mở rộng xây dựng, lý do là, không thể phân biệt được nhà chứa máy bay nào thực sự có máy bay chiến đấu.
Một loại máy bay chiến đấu kiểu mới khác là máy bay chiến đấu JF-17 mới trang bị cho quân đội, thuộc liên đội tấn công chiến thuật 36 đóng ở Peshawar. Chỉ có sân bay Peshawar là đường băng đơn nhất, quân-dân lưỡng dụng, điểm này tương đối giống với nhiều căn cứ không quân của Trung Quốc.
Nhưng cũng xây dựng cụm nhà chứa máy bay kiểu tăng cường. Một sân bay triển khai máy bay JF-17 khác là Kamla nổi tiếng, ở đây tiến hành lắp ráp máy bay JF-17, có 1 đường băng, cụm nhà chứa máy bay phân tán hơn, trong tương lai ở đây còn triển khai một loại máy bay cảnh báo sớm ở Saab, cách Islamabad chỉ 62 km.
Ở Shorkot, Mianwali, Quetta lần lượt triển khai máy bay chiến đấu J-7P và Mirage, lần lượt thuộc liên đội 34, 37 và 31.
Quy mô của sân bay Mianwali tương đối lớn, có 2 đường băng, nhà chứa máy bay phân tán, dài tới 1.000 m trở lên, chỉ có điều ở đây đã xuất hiện kho chứa máy bay bảo đảm sửa chữa tuyến 1 kiểu đơn sơ tương tự như việc xây dựng phổ biến của các căn cứ không quân Trung Quốc, tương tự kho chứa máy bay dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Trung Quốc.
Trên thực tế, một khi khai chiến, chỉ cần một quả bom dẫn đường laser là có thể gây thiệt hại ít nhất một nửa máy bay chiến đấu. Vì vậy, việc xây dựng kho chứa máy bay kiểu đơn sơ này rất kém thông minh. Nó làm cho máy bay triển khai tập trung hơn.
Căn cứ không quân Kamra của Pakistan |
Quetta cách xa Ấn Độ như vậy, trên thực tế là căn cứ không quân ở biên giới Afghanistan cũng sử dụng 2 đường băng, nhà chứa máy bay chiến đấu J-7P được xây dựng ở 2 đầu đường băng.
Tiếp tục nhìn vào căn cứ quân sự cỡ lớn của Okinawa, đã thực hiện cơ chế 2 đường băng, toàn bộ căn cứ hầu như được bao bọc bởi nhà chứa máy bay kiên cố.
Hiện nay đa số sân bay của Không quân Trung Quốc chỉ có 1 đường băng, sau năm 2000, nhiều căn cứ không quân của Trung Quốc mới bắt đầu tích cực xây dựng nhiều kho chứa máy bay lô-cốt kiểu tăng cường hơn.
Nhà chứa dành cho máy bay chiến đấu JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Nhà chứa máy bay gia cố kiểu che đậy |
Máy bay chiến đấu F-16 tại căn cứ không quân của Pakistan. |
Máy bay chiến đấu JF-17 tại căn cứ Minhas của Không quân Pakistan |
Băng tay mới của phi đội 26 Không quân Pakistan sau khi trang bị máy bay chiến đấu JF-17 |
Theo báo Giáo dục Việt Nam