TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

“Điểm danh” Thường vụ Bộ Chính trị TQ sau Đại hội 18

Theo báo chí và giới truyền thông Hong Kong, cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc sắp có sự thay đổi nhưng sẽ không có bất ngờ lớn nào ngoài việc tinh giảm số lượng thành viên từ 9 người hiện nay xuống còn 7 người. Nhưng họ là những ai?

Theo các tờ “Đa Chiều”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong)… trong bản danh sách Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng thường trực Lý Khắc Cường được xác định “đã chắc chắn” kế nhiệm Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

“Điểm danh” Thường vụ Bộ Chính trị TQ sau Đại hội 18

Phó Thủ tướng thường trực Trung Quốc Lý Khắc Cường

Sau 2 nhân vật quan trọng nhất này là Phó Thủ tướng kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đương nhiệm Trương Đức Giang. Là “ái tướng”của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Trương Đức Giang đã làm Bí thư Tỉnh ủy 3 tỉnh quan trọng là Cát Lâm, Chiết Giang và Quảng Đông, trước khi lên Trung ương làm Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp, năng lượng, giao thông… Rất nhiều nguồn tin chứng thực Trương Đức Giang là mẫu quan chức rất thanh liêm và đặc biệt là nhân vật “được tất cả các bên chấp nhận” vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Chức vụ tương lai của ông Trương nhiều khả năng nhất là Chủ tịch Quốc hội.

Nhân vật thứ 4 sẽ là Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn. Xem xét các bản danh sách Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 gần đây sẽ thấy cái tên Vương Kỳ Sơn xuất hiện trong tất cả các bản danh sách đó. Điều này cho thấy việc Vương Kỳ Sơn có mặt tại Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 là vấn đề không có gì phải nghi ngờ và vị trí tương lai của Vương Kỳ Sơn nhiều khả năng là Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc (Mặt trận tổ quốc Trung ương ).

Nhân vật thứ 5 là Trưởng ban tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều. Dư luận cho rằng ban lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc do ông Tập Cận Bình đứng đầu sẽ nỗ lực thúc đẩy công tác “Xây dựng Đảng”, mong muốn lấy việc “Xây dựng Đảng” để giải quyết những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội, hóa giải cuộc khủng hoảng tín nhiệm đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, Lý Nguyên Triều được coi là có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Khi còn nắm quyền ở Giang Tô, Lý Nguyên Triều đã nỗ lực tìm cách cải thiện quan hệ giữa tổ chức Đảng và người dân, có công rất lớn ngăn chặn tham nhũng, tạo nên quãng thời gian “trong sạch”của Giang Tô.

“Điểm danh” Thường vụ Bộ Chính trị TQ sau Đại hội 18

Trưởng ban tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều

Sau khi được điều lên làm Trường ban tổ chức Trung ương, ông Lý đã lấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ hiệu quả cao là mục tiêu, tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đã được giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thừa nhận. Những thành tích này tạo nền tảng cho ông Lý Nguyên Triều vững bước vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 phụ trách công tác Đảng hoặc Trưởng ban kiểm tra kỷ luật Trung ương.

Nhân vật thứ 6 vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 là Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Lưu Vân Sơn. Năm 2012 tại Đại hội 16, Lưu Vân Sơn trở thành ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất. Nhưng nếu xét về thời gian vào Ban chấp hành Trung ương, Lưu Vân Sơn lại “khá già” (ngay từ 1985 Lưu Vân Sơn đã là ủy viên Trung ương dự khuyết). Tuy trải nghiệm Chính trị của Lưu Vân Sơn khá đơn giản bởi nhân vật này chủ yếu làm công tác Tuyên truyền trong lĩnh vực hình thái ý thức, từ chức cán bộ tuyên truyền địa phương, phóng viên tới chức Trường ban Tuyên truyền Trung ương hiện nay, nhưng nếu nhìn ở góc độ khác thì đây lại là một trong những ưu thế tạo ra sự khác biệt của Lưu Vân Sơn bởi các ứng cử viên khác. Tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, tờ “Đa chiều” cho biết rằng ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc đang cần một người có bề dầy trải nghiệm Chính trị làm lãnh đạo và Lưu Vân Sơn là nhân vật thích hợp.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng ông Lưu sẽ bước vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 với vị trí công tác Đảng.

Nhân vật cuối cùng sẽ vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 là Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ. Sở dĩ Trương Cao lệ được trọng dụng là do nhân vật này đạt được nhiều thành tích trong vấn đề phát triển kinh tế bền vững và chống tham nhũng. Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực kinh tế và những trải nghiệm quan trọng trong vai trò lãnh đạo một số tỉnh thành lớn, việc Trương Cao Lệ làm Phó thủ tướng thường trực sẽ giúp nhân vật này phát huy được thế mạnh của mình.

L.T
Theo InfoNet

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te