Trong một số cuộc tập trận không quân gần đây, Không quân Trung Quốc đã sử dụng các máy bay chiến đấu sơn màu camo như Su-30 của nước ngoài.
Ít nhất một chiến đấu cơ Su-30 trong vai trò phi đội không kích xâm nhập của Không quân Trung Quốc đã được sơn màu giống màu sơn của các chiến đấu cơ Su-30MK2 mới mà nước khác đang sử dụng.
Theo Strategypage, điều này có thể nói lên rằng, ít nhiều các phi công Trung Quốc đang được đào tạo để nhanh chóng nhận dạng và đối phó với những chiếc Su-30 của nước đó.
Không quân Trung Quốc hiện có một đơn vị được thành lập để đóng vai trò mô tả về các máy bay đặc biệt của nước ngoài, gồm các máy bay chiến đấu chiến thuật của Không quân Mỹ và Không quân Ấn Độ. Như vậy, họ (Trung Quốc) đang có khoảng 3 phi đội quân xanh.
Một đơn vị được trang bị các chiến đấu cơ Su-30, đại diện cho các tiêm kích F-15 của Mỹ hoặc Su-30 của Ấn Độ và các nước khác. Một phi đội khác trang bị các máy bay J-10A, tương tự như các máy bay F-16 của Không quân Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan... Phi đội tiêm kích thứ ba trang bị các máy bay J-7 (sao chép từ MiG-21), đóng vai là các tiêm kích MiG-21.
Hai chiến đấu cơ Su-30MKK của Không quân Trung Quốc được sơn màu "lạ"trong đợt tập trận vừa qua. |
Xuất phát từ chương trình Top Gun của Mỹ
Việc sử dụng máy bay trong lực lượng làm "kẻ thù huấn luyện giả định" đã được triển khai từ năm 1969. Khi đó, một trường đạo tạo phi công chiến đấu với mô hình như vậy đã được Hải quân Mỹ thành lập với tên gọi Top Gun, để có thể huấn luyện chống lại các phi công Việt Nam đang sử dụng các máy bay chiến đấu Liên Xô với hiệu suất chiến đấu vượt trội.
Sự khác biệt trong hoạt động của Top Gun là nhấn mạnh việc đào tạo phi công làm thế nào để có thể đánh bại được những máy bay tiềm năng của kẻ địch. Cách huấn luyện này được gọi là "huấn luyện không đồng dạng".
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, các phi công Mỹ từng được huấn luyện để chống lại các đồng đội của họ, tất cả đều bay trên máy bay Mỹ và sử dụng chiến thuật của Mỹ.
Trong đầu những năm 1980, Nga đã thành lập một trường học đào tạo phi công chiến đấu như vậy, sau đó, Trung Quốc cũng đi theo mô hình này vào năm 1987.
Một hình ảnh khác về loại Su-30MKK của Không quân Trung Quốc với màu sơn camo chưa từng xuất hiện truớc đó. |
Trong 4 thập kỷ qua, đã có hai chương trình huấn luyện Không quân Mỹ được phát triển khác nhau, họ đã thay đổi hoàn toàn khái niệm "đào tạo không đồng dạng" (dissimilar training).
Hải quân Mỹ giữ Top Gun như một chương trình để trau dồi kỹ năng chiến đấu cho phi công của họ, còn Không quân Mỹ đi theo chương trình Red Flag phức tạp hơn, trong đó có sự tham gia của nhiều loại máy bay với nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau (đặc biệt là tác chiến điện tử).
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Không quân Mỹ nhận thấy không có đối thủ nào có thể trở thành kẻ thù tiềm năng của họ và đã chuẩn bị cho các phi công của họ ở tất cả các thể loại huấn luyện. Nói cách khác, huấn luyện không đồng dạng của các phi công lái chiến đấu cơ Mỹ đã không còn quan trọng như trước.
Thực tế, Không quân Mỹ nghĩ rằng kỹ năng bay của các phi công Liên Xô đã bị giảm sút trong những năm 1980 do vấn đề kinh tế ở Liên Xô, khiến họ phải cắt giảm thời gian bay huấn luyện. Ngược lại, thời gian bay của các phi công Mỹ đã liên tục tăng lên trong khoảng thời gian đó. Hơn nữa, các hệ thống mô phỏng bay cũng đã được Mỹ phát triển tốt hơn, các phi công Mỹ nhận ra rằng, ngay cả những trò chơi chiến đấu trên mô phỏng cũng mang lại cho họ nhiều giá trị đào tạo.
Do vậy, cuối những năm 1990, ngân sách cho hai chương trình đào tạo Top Gun và Red Flag đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, hai chương tình này vẫn còn tồn tại.
Hiện nay Trung Quốc tiếp tục cải thiện khả năng chiến đấu trên không của họ bằng các mô hình đào tạo tương tư như Top Gun và tăng thời gian bay cho phi công của họ. Về chính trị, họ luôn gây ra những căng thẳng với Mỹ và điều này có thể sẽ làm chương trình Top Gun của Không quân Mỹ được tiếp tục tăng cường.
Do nỗ lực mới của Trung Quốc về "đào tạo không đồng dạng", các trường đào tạo Top Gun và Red Flag của Mỹ đang được khôi phục trở lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Động thái này của Trung Quốc chắc chắn là một điều mang đầy ý nghĩa, nó cho thấy mức độ nghiêm trọng trong việc chuẩn bị cho các phi công chiến đấu của họ biết cách chiến đấu thế nào để đánh bại các phi công Đài Loan và phi công Mỹ.
Có thể nhận thấy sự giống nhau trong màu sơn của chiếc F-15 này với màu sơn của chiếc Su-30MKK của Trung Quốc. |
Đào tạo không đồng dạng được thực hiện ra sao?
Hiện nay, Hải quân Mỹ tân trang lại các máy bay chiến đấu F-16 dư thừa từ để giúp các phi công F-16 của họ có thể giả dạng huấn luyện với các phi công F-18 biết cách làm thế nào để đánh bại các phi công từ kẻ thù tiềm năng Trung Quốc.
Sở dĩ F-16 được họ lựa chọn do các máy bay này có những đặc tính thao diễn tương tự như những chiến đấu cơ của kẻ thù tiền năng.
Ngoài ra, cả Nga và Trung Quốc cũng đều sử dụng F-16 làm đối tượng chiến đấu phổ biến nhất cho những chiến đấu cơ mới nhất của họ như MiG-29 (Nga) và J-10 (Trung Quốc).
Cuối những năm 1980, Hải quân Mỹ đã mua 26 mô hình đặc biệt các máy bay F-16N (Navy). Trong những năm 1990, họ đã cho nghỉ hưu toàn bộ số máy bay này do phần khung thân kim loại của chúng bị hơi nước biển ăn mòn và phải chờ đợi thêm gần một thập kỷ để có thêm 16 máy bay như vậy.
Hải quân Mỹ cũng sử dụng cả máy bay F-5 để mô phỏng các máy bay chiến đấu hiệu suất thấp hơn của kẻ thù như MiG-21. Họ đã mua và sửa đổi lại 44 chiến đấu cơ F-5E từ Thụy Sĩ. Cấu hình chiến đấu cơ F-5 sửa đổi được trang bị 2 pháo 20mm và mang được 3 tấn bom và tên lửa và đạt được hiệu suất tốt hơn các máy bay tương tự của Nga và Trung Quốc.
Phạm Thái (theo Strategypage, ĐVO)