TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tranh chấp Trung - Nhật trên biển Hoa Đông: Chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Gần một tháng trôi qua, mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc - Nhật Bản liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông chưa có dấu hiệu được cải thiện mà ngày càng trầm trọng thêm.
 

 


Một tàu hải giám Trung Quốc (bên phải) và 2 tàu của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản
áp sát nhau trong khu vực đảo Uotsurishima, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 24-9

Ngày 24-9, Chính phủ Nhật Bản đã chỉ trích mạnh mẽ việc các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải nước này ở gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản Trung Quốc cho biết, 2 tàu hải giám và 1 tàu cá Trung Quốc đã tiến gần quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông vào sáng sớm 24-9. Đây là lần thứ 3 các tàu hải giám Trung Quốc phạm lãnh hải Nhật Bản ở gần Senkaku/Điếu Ngư, kể từ khi Tokyo thông báo quyết định quốc hữu hóa quần đảo này hôm 11-9 vừa qua. Chính phủ Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ hành động này và yêu cầu tàu Trung Quốc phải ngay lập tức rời khỏi khu vực này. “Chúng tôi không rõ phía Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa tàu tới đây. Nếu họ xâm phạm lãnh hải của chúng tôi, chúng tôi sẽ kiên quyết phản đối tới mức cao nhất” - ông Osamu Fujimura, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản tuyên bố. Chính quyền Tokyo cũng đã thành lập ngay một nhóm công tác trực thuộc Văn phòng Thủ tướng để giải quyết vấn đề này, trong khi Bộ Ngoại giao liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản để phản đối vụ việc. 

Về phần mình, Cơ quan Hải dương quốc gia Trung Quốc xác nhận hai tàu Hải giám 66 và Hải giám 46 của cơ quan này đã tiến hành tuần tra gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và khẳng định điều này là thực hiện đúng quyền phòng vệ của Trung Quốc. Cơ quan này cũng công bố kế hoạch sử dụng máy bay không người lái để giám sát các khu vực trên Biển Hoa Đông.

Liên quan đến các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc, nhà chức trách Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình quy mô lớn tái diễn tại các thành phố ở nước này. Hãng tin Tân Hoa xã ngày 24-9 cho biết, 5 người biểu tình chống Nhật đã đầu thú cảnh sát Trung Quốc. Những người này phát động chiến dịch truyền thông xã hội nhằm kêu gọi những người tham gia biểu tình, đập phá gây nhiều thiệt hại về tài sản tại thành phố Thâm Quyến. 

Trước những căng thẳng chưa hề có dấu hiệu lắng dịu trong quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á, đe dọa gây ra những thiệt hại lớn, đặc biệt là về kinh tế, cho hai nước, ngày 24-9, Thủ tướng Nhật Bản 
Yoshihiko Noda đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai tới Bắc Kinh, nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng song phương. Bản thân Thủ tướng Noda cũng dự định sẽ nêu vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ trong tuần này.

Nguyễn Hà
(Theo Reuters, AFP, NHK, ANTĐ)

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te