TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Kinh tế “lạnh” từ căng thẳng Trung - Nhật

Căng thẳng về tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang leo thang từng ngày, khi hai bên liên tiếp có những hành động và phát ngôn công kích nhau.

 Không nhượng bộ

Trong động thái mới nhất, ngày 24.9, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 2 tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển của Nhật Bản gần chuỗi đảo tranh chấp Senkaku (mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư). Các quan chức chính phủ cho biết Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một nhóm phản ứng tại Văn phòng Thủ tướng sau vụ xâm phạm của 2 tàu Hải giám 66 và Hải giám 46 nói trên.

Tàu hải giám của Trung Quốc tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản.

Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc xác nhận 2 tàu hải giám dân sự đang thực hiện giám sát ở gần quần đảo Senkaku để chứng tỏ quyền tài phán của Trung Quốc với quần đảo này. Một quan chức Nhật Bản cho biết lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã ra lệnh cho tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực này nhưng không nhận được phản hồi.

Trước đó, Cảnh sát biển Nhật Bản ngày 23.9 thông báo phần lớn tàu hải giám Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển gần quần đảo Senkaku. Đến sáng 24.9 vẫn còn 9 tàu ngư chính Trung Quốc xuất hiện xung quanh quần đảo này, nhưng đều ở ngoài vùng tiếp giáp.

Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai tới Trung Quốc 2 ngày nhằm xoa dịu căng thẳng song phương liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Dự kiến, Thứ trưởng Kawai sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Trương Chí Quân.

Kinh tế “lạnh”

Ngày 23.9, tờ “Nhật báo Phố Wall” dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cảnh báo làn sóng biểu tình bạo lực ở Trung Quốc liên quan đến cuộc tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa hai nước có thể kéo theo thực trạng kinh tế “lạnh”, làm suy yếu kinh tế của Trung Quốc và khiến giới đầu tư nước ngoài hoảng sợ.

Theo Tân Hoa xã, chiều 24.9, 75 tàu cá Đài Loan đã rời hải cảng thuộc huyện Nghi Lan, Đông Bắc hòn đảo này tiến đến quần đảo Điếu Ngư. Những tàu này sẽ chạy vòng quanh Điếu Ngư trong một hành động nhằm bảo vệ quyền đánh bắt cá tại các vùng biển gần kề cũng như để phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này.

Trong khi đó, tờ China Daily có bài viết tựa đề “Hãy xét đến trừng phạt Nhật Bản”, viết rằng kinh tế Nhật Bản sẽ thiệt hại nghiêm trọng nếu Trung Quốc áp đặt trừng phạt, trong khi Trung Quốc chỉ thiệt hại nhẹ.

Một cuộc thăm dò của Hãng tin Reuters được công bố ngày 21.9 cũng cho biết khoảng 41% các công ty Nhật Bản nghĩ rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ. Một số công ty này đang xem xét việc rút khỏi Trung Quốc và chuyển hoạt động sang nơi khác.

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te