TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ có bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?

Có rất nhiều rủi ro trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đặc biệt là những nguy hiểm xuất phát từ tính toán sai lầm.

Đối với Nhật, nguy hiểm không chỉ đến từ Trung Quốc (TQ) mà còn từ đồng minh Mỹ. Chuyên gia Stephen Harner (*)nhận định như trên trong bài viết trên tạp chí Forbes(Mỹ) ngày 23-9 (giờ địa phương).

Phân tích chuyến thăm TQ mới rồi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, ông nhận định truyền thông TQ chỉ tập trung vào khẳng định của ông Leon Panetta với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, về tăng cường quan hệ Mỹ-Trung, về kế hoạch thúc đẩy trao đổi và diễn tập chung giữa quân đội hai nước.

Ngược lại, đài truyền hình NHK (Nhật) hôm 23-9 phát lại đoạn băng ông Leon Panetta ngồi trò chuyện với ông Tập Cận Bình và nói: Quần đảo Senkaku thuộc phạm vi Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Mỹ-Nhật.

Hôm 21-9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell cũng đã xác nhận trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi điều 5 của Hiệp ước.

Điều 5 nêu rõ: “Mỗi bên ghi nhận một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào bất cứ bên nào trong vùng lãnh thổ do Nhật quản lý sẽ nguy hiểm cho hòa bình và an ninh của chính mình đồng thời tuyên bố hành động để đối phó với mối nguy chung phù hợp với các điều khoản và tiến trình hiến pháp mỗi nước. Bất kỳ cuộc tấn công như thế xảy ra và các biện pháp đưa ra sẽ ngay lập tức được báo cáo lên Hội đồng Bảo an LHQ. Các biện pháp này sẽ chấm dứt khi Hội đồng Bảo an đưa ra các biện pháp cần thiết để khôi phục, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Vậy liệu Mỹ có sẵn sàng gây chiến với TQ để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay không? Hai năm trước, nguyên Thủ tướng Nhật Nakasone Yasuhiro trả lời phỏng vấn như sau: “Nhật nên nỗ lực sở hữu sức mạnh của Mỹ để phục vụ lợi ích và mục tiêu của mình”. Chuyên gia Stephen Harner cho rằng ý kiến này xem ra đúng với tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nay hoặc chí ít cũng đúng với chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda.

Khi chính phủ Nhật quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp, Nhật tự tin điều 5 của Hiệp ước sẽ là biện pháp đối phó với khủng hoảng bởi nếu có mâu thuẫn quân sự xảy ra, Mỹ buộc phải can thiệp. Ông Stephen Harner nhận định đó chỉ là ảo tưởng. Trong chuyến dừng chân tại Tokyo trên đường đến Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng khẳng định chuyến thăm này không phải để làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên.

Thái độ im lặng của TQ đối với điều 5 nêu trên cũng chứng tỏ TQ không công nhận. Đây là cách tiếp cận ngoại giao không gây khó dễ cho Mỹ để Mỹ dễ dàng từ bỏ các cam kết trong Hiệp ước Mỹ-Nhật. Mặt khác, không có dấu hiệu nào cho thấy trong tương lai gần TQ sẽ giảm bớt căng thẳng về quần đảo tranh chấp.

DUY KHANG
Theo PLTPHCM

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te