TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Rắc rối ở Biển Đông

TTXVN (Oasinhtơn 8/10) Tạp chí “Foreign Policyca Mỹ mới đây đăng bài phân tích của tác giả Bonnie Glaser với tựa đề “Rắc ri ở Biển Nam Trung Hoa (Bin Đông)”.  Sau đây là nội dung của bài viết:

Thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông là cố ý và có hệ thống. Nó là kết quả có chủ ý của nền chính trị quan liêu và sự phối hợp kém. Theo Oriana Skylar Mastro, thành viên Trung tâm An ninh Mỹ mới, những hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc cho thấy “sự hợp tác hỗ trợ mang tính điển hình, sự kiểm soát về dân sự, quân sự, và sự hài hòa giữa các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự”. Bắt nạt và hăm dọa là hình mẫu rõ ràng và là bằng chứng của một quyết định từ giới lãnh đạo chóp bu nhằm leo thang nền ngoại giao cưỡng chế của Trung Quốc. Điều này không chỉ liên quan đến Philíppin và Việt Nam, mục tiêu chính trong các nỗ lực cưỡng chế của Trung Quốc, mà còn cho tất cả các bên có lợi ích trong khu vưc trong đó có Mỹ.

Đầu tiên, hành động coi thường quy định và luật pháp quốc tế của Trung Quốc làm nảy sinh tâm lý lo ngại. Bắc Kinh cố tình từ chối tuân thủ thỏa thuận miệng với Manila về việc rút tàu thuyền của nước này ra khỏi khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough, thiết lập một hiện trạng mới có lợi cho Trung Quốc. Nước này cũng duy trì tuần tra thường xuyên và không cho ngư dân Philíppin đánh bắt cá trên những vùng biển này. Không có quốc gia nào kể cả Mỹ công khai lên án hành động này. Điều này đã tạo một tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Thứ hai, Trung Quốc ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế để buộc các nước phải thay đổi chính sách của mình. Hành động kiểm dịch trái cây nhập khâu từ Philíppin để gây sức ép buộc nước này phải nhường lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough là sự vi phạm trắng trợn các quy định quốc tế. Để che đậy hành động này, các quan chức hải quân Trung Quốc tuyên bố một cách vô căn cứ rằng trái cây bị nhiễm khuẩn. Nền kinh tế Philíppin bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau tuyên bố trên do nước này xuất khẩu gần 1/3 sản lượng chuối sang Trung Quốc, cũng như các loại trái cây khác như đu đủ, dứa, xoài, và dừa. Ngoài ra, các công ty du lịch Trung Quốc cho hủy các chuyến bay thuê về du lịch đến Philíppin với lý do sự an toàn của khách du lịch Trung Quốc bị đe dọa bởi “các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.”

Đây chỉ là một ví dụ cho thấy xu hướng dùng kinh tế để gây áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc Tháng 9/2010, Trung Quốc đã dừng các chuyến tàu chở đất hiếm sang Nhật Bản để trả đũa Tokyo giam giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc trong một vụ việc xảy ra gần quần đảo Senkaku. Cuối năm đó, sau khi giải Nobel Hòa Bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, nước này đã sử dụng nhiều biện pháp để trừng phạt Na Uy, mặc dù ủy ban Nobel – độc lập với Chính phủ Na Uy – mới là cơ quan đưa ra quyết định trao giải. Trung Quốc đã dừng các cuộc đàm phán thương mại với Ôxlô, đồng thời áp đặt kiểm dịch đối với cá hồi nhập khẩu từ Na Uy. Các quyết định trên khiến lượng cá hồi Na Uy xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 60%, ngay cả khi nhu cầu cá hồi của Trung Quốc tăng 30%. Bắc Kinh cũng tạm dừng các trao đổi ngoại giao thông thường với Na Uy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa nối lại. Bắc Kinh xem đây là những thành công ngoại giao. Chiến thuật này chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều lần nữa. Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên một số nước lệ thuộc vào thương mại với Trung Quốc.

Thứ ba, việc Trung Quốc từ chối một khuôn khổ dựa trên các luật lệ có thể kiềm chế các hành động của tất cả các bên là nguyên nhân gây nên lo ngại. Bắc Kinh tính toán rằng thời gian đang đứng về phía họ. Tại sao phải ký thỏa thuận ràng buộc bản thân ngay bây giờ khi mà đòn bẩy của nước này vẫn đang tiếp tục phát triển. Trong tương lai, Trung Quốc không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc chính trị và quân sự. Theo lời của các nhà ngoại giao Trung Quốc, các nước khác, dù lớn hay nhỏ, buộc phải thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tôn trọng “lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn” của Bắc Kinh. Trong bối cảnh Trung Quốc sẵn sàng không tuân theo Bộ quy tắc ứng xử và hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của các nước, thì việc các nước có tranh chấp sử dụng quân sự để bảo vệ lợi ích của họ là không thể loại trừ.

Sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa Thu năm nay và Quốc vụ viện (chính phủ) mới được thành lập vào đầu năm tới, những hành động kiên quyết về chủ quyền như trên có thể sẽ tiếp diễn. Việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc chỉ xảy ra một lần mỗi thập niên, và lần chuyển giao tới đặc biệt quan trọng trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc gia tăng đáng kể. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tích cực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông đã được gây dựng từ lâu. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn nhận thức được rủi ro nếu tiếp tục củng cố lập trường này, nhưng sự cám dỗ là không thể cưỡng lại được vì những bước đi như vậy sẽ thúc đẩy tính hợp pháp của bộ máy lãnh đạo mới.

Tập Cận Bình, có khả năng kế nhiệm Chù tịch Hồ cẩm Đào, được cho là tự tin hơn so với ông Hồ cẩm Đào 10 năm trước đây. Nếu Hồ Cẩm Đào trưởng thành khi Trung Quốc còn khó khăn thì Tập Cận Bình lớn lên trong thời kỳ cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, và tin rằng Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng. Với niềm tin rằng khoảng cách quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được thu hẹp, Tập Cận Bình sẽ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt trong các vấn đề được cho là “lợi ích cốt lõi” cùa Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.

Ở một mức độ nào đó, các cuộc tranh luận học thuật ở Trung Quốc đã bị tác động trong thời gian chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi lãnh đạo ởnước này. Các quan điểm trái ngược trong các vấn đề nhạy cảm bị coi là dấu hiệu rạn nứt trong nội bộ Đảng, do đó không được khuyến khích trước thời điểm tổ chức Đại hội. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận kiểu này có thể sẽ bùng nổ vào đầu năm tới, làm gia tăng áp lực lên giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích của nước này.

Theo các nhà phân tích của Trung Quốc Bắc Kinh đã rút ra kết luận rằng chính sách đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông của cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình là không thành công. Theo chính sách đó, trong khi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông thuộc về Trung Quốc thì cần gác lại tranh chấp và tăng cường cùng nhau khai thác. Người Trung Quốc cho rằng trong khi Trung Quốc kiềm chế không khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp thì các nước khác không làm như vậy. Chính sách mới vẫn chưa xuất hiện và có khả năng hoãn đến sau khi chuyển đổi lãnh đạo, nhung gần như

chắc chắn rằng chính sách mới sẽ cứng rắn hơn.

Chính quyền Obama đã đề ra một số nguyên tắc hướng dẫn cách ứng xử ở Biển Đông. Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã kêu goi “một tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà không cần cưỡng chế.” Bà nói rằng Mỹ phản đối bất kỳ bên tranh chấp nào sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực kêu gọi tự do thương mại, hàng hải và tiếp cận các vùng biển chung của châu Á. Theo Ngoại trưởng H. Clinton, các tuyên bố chủ quyền của các bên tranh chấp cần phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển , và thúc giục tất cả các bên đạt được thỏa thuận về một Bộ quy tắc ứng xử trên biển.

Điều quan trọng là Mỹ tuân thủ các nguyên tắc này và chỉ trích bất cứ bên nào hành động trái nguyên tắc. Khách quan và công bằng sẽ mang lại sự tín nhiệm cho chính sách của Mỹ. Không còn nghi ngờ rằng hành vi của Trung Quốc trên Biến Đông là nghiêm trọng nhất. Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố liên quan vấn đề Biển Đông, trong đó chỉ rõ rằng các hành động của Trung Quốc là “nguy cơ gây căng thẳng leo thang ở khu vực”. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tổ chức tại Campuchia kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung. Một số nước Đông Nam Á đã ủng hộ tuyên bố của Mỹ. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sau tuyên bố trên đã làm một số nước Đông Nam Á lo ngại và kêu gọi Mỹ có những hành động ngoại giao. Những bước đi sai lầm của Mỹ đã tạm thời làm giảm chứ không phải tăng cường hiệu quả của nước này như là một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.

Thời gian tới, Mỹ cần theo sát cách tiếp cận có tính nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của mình, đồng thời duy trì vị trí trung lập trong những tranh chấp trên. Ngoài ra, Mỹ cần nhấn mạnh rằng lợi ích chung giữa Mỹ và các nước khác theo các tiêu chuẩn quốc tế đang bị đe dọa bởi các chính sách quyết đoán của Trung Quốc. Mỹ cũng cần thúc đẩy một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết các tuyên bố và tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó có nghĩa là thúc giục tất cả các bên có các tuyên bố chủ quyền – theo Công ước quốc tế về luật biển – một văn bản mà Mỹ cũng nên phê chuấn nhằm tăng cường hiệu quả các nỗ lực của mình. Mỹ cần tiếp tục khuyến khích Trung Quốc và ASEAN đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử, trong đó bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp. Các nước nhỏ trong khu vực lo ngại rằng Mỹ và Trung Quốc có thể bắt tay với nhau và đi ngược lại lợi ích của các nước này. Mỹ cần giải tỏa lo lắng trên và tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đảm bảo ổn định ở khu vực. Cuối cùng, Mỹ cần tiếp tục tăng cường tham gia các cam kết kinh tế, ngoại giao và quân sự ở Đông Á. Tái cân bằng các ưu tiên chiến lược của Mỹ ở châu Á là điều cần thiết để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực.

 

TTXVN (Angiê 7/10)

Mạng tin “Địa chính trị ” mới đây đăng bài phân tích của tác giả Jack Thompson về tình hình Biển Đông, có nội dung như sau:

Đông Nam Á, nơi từng diễn ra căng thẳng giữa 6 nước đang chia sẻ khu vực hàng hải tại Biển Đông giàu tài nguyên, là dịp để Trung Quốc “lên cơ” và thách thức Mỹ can dự cuộc chơi. “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ tự do giao thông hàng hải, bảo vệ quyền tiếp cận các khu vực hàng hải chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Với tuyên bố như trên tại Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã làm nước chủ nhà hài lòng. Những lời đồn đoán từ tuyên bố Mỹ quay trở lại Đông Nam Á đã dần hiện hữu. Cũng như vậy Oasinhtơn phản đối bất kỳ nước nào muốn độc chiếm Biển Đông. Ngay lập tức, Bắc Kinh bày tỏ sự bất bình khi kêu gọi Mỹ không được đánh đồng những tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan.

“Một nhúm sỏi”

Rộng như Địa Trung Hải, nhưng Biển Đông không hiếu khách. Toàn bộ những chỏm đất nổi, đảo nhỏ, mũi đá, san hô, dải cát mịn không vượt quá 20 km2. Trừ đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa, bị Đài Loan chiếm đóng từ những năm 1950, còn lại là tất cả các đảo nhỏ mà trên đó con người không thể sinh sống được. Một chi tiết quan trọng là luật biển quốc tế chỉ công nhận một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý xung quanh đảo nếu đảo đó có thể sinh sống được và có chức năng kinh tế. Ngay cả trường hợp của đảo Ba Bình rộng 0,49 km2, nơi có khoảng 200 binh sĩ Đài Loan hiện diện, việc đòi hỏi EEZ là không thể được. Lợi ích kinh tế của hòn đảo nhỏ này là gì khi bị các cơn bão tấn công? Câu trả lời hiển nhiên là ở đại dương, rất giàu tài nguyên cá cũng như trữ lượng dầu khí. Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng 13 tỷ thùng dầu, tức là bằng 80% trữ lượng dầu của Arập Xêut! Một đánh giá như trên đang kích thích ham muốn của các nước ven bờ, không lo ngại về sự hợp

pháp trong các yêu sách của mình. Đối với Việt Nam, Philíppin, Malaixia,

Brunây, quyền lợi của các nước này là rõ ràng. Những khu vực biển mà các

nước này đòi hỏi là hiển nhiên bởi nằm trên thềm lục địa và EEZ của họ. Đài Loan có ưu tiên khi kiểm soát đảo duy nhất có khả năng đòi hỏi EEZ. Về phần Trung Quốc, nước này đòi hỏi hầu như toàn bộ Biển Đông khi viện dẫn tấm bản đồ cổ có các đảo và bãi đá ngầm như trên. Lý lẽ chính của Trung Quốc dựa vào tấm bản đồ có từ năm 1947 do một nhà địa lý vô danh tư nhân vẽ ra, vạch một “đường chín đoạn” ấn định lãnh thổ Trung Quốc, tức toàn bộ Biển Đông. Được trình lên Liên hợp quốc (LHQ) năm 2009, tấm bản đồ này không có chút giá trị pháp lý nào. Song nó không ngừng gây lo ngại cho các nước láng giềng ven biển bởi Trung Quốc ngày càng lấn lướt.

Những căng thẳng giữa Trung Quốc và Philíppin

Minh chứng về sự quyết đoán của Bắc Kinh, đó là ngành ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2010 đã sử dụng từ “lợi ích cốt lõi” khi nói về Biển Đông, một ngôn từ đến nay chỉ dành cho Tây Tạng hay Đài Loan. Những tháng qua, quan hệ giữa Philíppin, Việt Nam và Trung Quốc đã xuống cấp. Từ ngày 10/4/2012, sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc và Philíppin diễn ra xung quanh bãi đá ngầm Scarborough. Nằm cách đảo Luzon của Philíppin 140 hải lý (340 km), bãi san hô này được Philíppin gọi là Panatag Shoal hay Bajo Masinloc, nằm trong EEZ của Philíppin. Việc một đội tàu đánh cá Trung Quốc đến khu vực đảo đã buộc người Phiiíppin phải cử tàu hải quân của mình ra khám xét những nhóm người đánh bắt cá trái phép. Rất nhanh chóng, Hải quân Trung Quốc đã can thiệp. Tiếp theo đó là một cuộc khẩu chiến giữa Manila và Bắc Kinh. Philíppin nhấn mạnh đảo đó năm trong EEZ “không thể tranh cãi” còn Bắc Kinh từ chối một EEZ như trên bởi đảo Hoàng Nham (Scarborough) thuộc về Trung Quốc từ thời “xa xưa”.

Tranh cãi trên đã kéo dài đến khi một cơn bão nhiệt đới cho phép Philíppin giảm bớt áp lực. Lối thoát thảm hại mà Manila đã cố gắng vượt qua xuất hiện trong hội nghị thượng đỉnh thường niên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại thủ đô Phnompenh (Campuchia). Thiệt thòi cho cả Philíppin và Viêt Nam khi Campuchia, rất phụ thuộc vào viện trợ tài chính của Trung Quốc, đã lần lượt từ chối đưa vào trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị này sự tồn tại của những căng

thẳng tại Biển Đông. Đó là mặt trái của ASEAN khi không thể đưa ra một tiếng nói chung trước Trung Quốc. Đây là một thành công của Trung Quốc bởi đã loại bỏ được mọi cuộc đàm phán tập thể mà Bắc Kinh e ngại và mong muốn thực hiện các cuộc đàm phán song phương nơi “công xưởng của thế giới” có thể gây áp lực từ sức mạnh của-mình.

“Trụ cột” Mỹ

Hành động quyết đoán cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào ngày 29/6 khi Bắc Kinh thông báo thành lập thành phố Tam Sa (gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa) – một đơn vị hành chính có chưa đến 1.000 dân. Ngay lập tức Hà Nội và Manila đã phản đối việc thành lập một đơn vị hành chính nước ngoài vi phạm EEZ của mình. Nhưng Việt Nam và Philíppin có thể làm được gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc? Đối với Hà Nội và Manila, câu trả lời đến tự phía bên kia của Thái Bình Dương. Trong trường hợp nguy cấp trên, Philíppin đã cố gắng thiết lập một hạm đội còn ít tin cậy trong khi hướng về phía Mỹ bằng cách viện dân Hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Đây là một cơ hội cho Oasinhtơn. Mỹ đã tích cực đáp lại người đồng minh của mình bằng cách cử các phương tiện quân sự hiện đại đến.

Tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã được đón tiếp trang trọng tại cảng Cam Ranh, nơi trước đây Hải quân Mỹ đã đồn trú trong Chiến tranh Việt Nam. Hành động xích lại gần nhau này diễn ra trong khung cảnh chiến lược mới của Mỹ là tái tập trung lợi ích vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại Cam Ranh, Leon Panetta đã khẳng định: “Từ nay đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lực lượng, hiện nay ở mức 50-50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 nghiêng về Thái Bình Dương – gồm 6 tàu sân bay cũng như đa sổ các tàu chiến và tàu ngầm”,

Vào lúc Trung Quốc phát triển một hạm đội hải quân chênh lệch với các nước ASEAN, việc tái bố trí quân sự trên của Mỹ khiến Bắc Kinh khó chịu. Không từ bỏ thái độ trung lập bề ngoài, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Phnôm Pênh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các nước ven Biển Đông “giải quyết tranh chấp không cưỡng bức, đe dọa hay sử dụng vũ lực”. Ngay cả khi không một bên nào mong muốn xung đột, mỗi nước thực hiện những bước đi riêng nhằm giành quyền kiểm soát một vài bãi đá hay dải cát có thể phá hủy quy chế nguyên trạng vốn rất mong manh. Sẽ không ngạc nhiên khi Bắc Kinh phô trương sức mạnh trên Biển Đông nhằm củng cố chính quyền trước đại hội đảng, thời điểm chính thức hóa các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới. Tuy nhiên, một cuộc đối đầu vũ trang trên Biển Đông không phải đã được loại trừ./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Nguồn: Anh Ba Sàm

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te