TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Những điểm đáng theo dõi trong tranh luận của các ứng viên tranh cử Tổng Thống Mỹ

Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney vào 3/10 tới đánh dấu lần đầu tiên hai ứng viên có thể trực tiếp thách thức nhau về các vấn đề kinh tế, vốn là tâm điểm của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.

Những người theo dõi cuộc tranh luận có thể biết được điểm yếu của từng ứng viên nếu chú ý 5 yếu tố dưới đây.

Romney tấn công, Obama phòng thủ

Chỉ còn chưa đầy 6 tuần là tới bầu cử và ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Romney phải chịu sức ép phải có màn trình diễn có thể thay đổi động lực trong hướng đi của mình.

Obama, mặt khác, chỉ cần tránh màn thể hiện khủng khiếp, có thể khiến các cử tri độc lập xem xét lại sự ủng hộ của mình với nhà lãnh đạo này.

Cả Obama và Romney đều là những người có kinh nghiệm và giỏi tranh luận, song không ai trong số hai người dường như thích thú với việc trao và nhận diễn ra trong những cuộc tranh luận.

Với mỗi ứng viên, sự thách thức sẽ là làm cho đối thủ bối rối tới mức bật ra những lời không đáng nói.

"Obama muốn tránh gây ra những lỗi lớn. Thông thường, các ứng viên bị ảnh hưởng bởi những sai sót của mình hơn là sự thắng lợi của đối thủ", giáo sư John Sides chuyên về khoa học chính trị của trường đại học George Washington nhận xét.

"Với Romney, sẽ có nhiều sức ép hơn và ứng viên này thật sự cần các cuộc tranh luận để thay đổi động lực của cuộc đua".

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng

Tivi là một trung gian của thị giác và ngôn ngữ cơ thể của ứng viên có tác động lớn hơn lời nói của họ.

Việc ứng viên phó Tổng thống của đảng Dân chủ Al Gore liên tiếp thở dài trong cuộc tranh luận năm 2000 với George W.Bush đã khiến cử tri thất vọng. Trong khi đó, năm 2004, ông Bush đã nhận được sự chú ý tiêu cực khi tỏ ra giận dữ lúc đối thủ đảng Dân chủ John Kerry đang nói. Cha của Bush là Tổng thống George H.W. Bush, thường nhìn đồng hồ trong cuộc tranh luận năm 1992 và hành động này được hiểu là thiếu kiên nhẫn.

Obama và Romney đều muốn tránh những sơ xuất như vậy, song những dấu hiệu tế nhị cũng có thể bị người xem coi là đáng kể. Hành động nhún vai chứng tỏ sự không chắc chắn, việc cong môi là dấu hiệu cho thấy sự chán ghét, và chớp mắt dù quá nhiều hoặc quá ít cũng khiến người theo dõi cho rằng đó là dấu hiệu của stress, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Janine Driver, tác giả cuốn sách "Bạn không thể lừa tôi".

Mặt khác, một ứng viên có thể chứng tỏ sự tự tin khi quay người, đối mặt với đối thủ.

Ai sẽ thắng ở vòng tranh cử đầu?

Người xem lanh lợi có thể đoán được cuộc tranh luận sẽ giữ vai trò thế nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng cách theo dõi sát sao 30 phút đầu của cuộc tranh luận, dù tác động của màn trình diễn này có lẽ mãi tới vài ngày sau mới được ghi nhận bằng các cuộc thăm dò dư luận

Các ứng viên cần thiết lập được chủ đề của mình và thực hiện những cuộc tấn công quan trọng nhất ngay từ phần đầu tranh luận, trong khi các phóng viên và những nhà phân tích vẫn đang hình thành ấn tượng của mình về cuộc tranh luận diễn ra như thế nào, cố vấn của cựu phó Tổng thống Al Gore là Ron Klain nói.

"Trong khi bạn có thể để thua một cuộc tranh luận bất cứ lúc nào, bạn chỉ có thể thắng nó trong 30 phút đầu", Klain cho hay.

Những sự thật hai mặt

Cả hai ứng viên đều cáo buộc nhau bằng những sự thật lập lờ hai mặt và mỗi bên sẽ cố dìm đối thủ ở những điểm mà họ cho rằng nó có thể gây hại cho đối phương.

Obama thường tố cáo kế hoạch "không bổ sung" về thuế và ngân sách của Romney. Obama được kỳ vọng sẽ thách Romney giải thích về kẽ hở thuế mà ông sẽ đóng lại nhằm hạ thấp tỷ lệ thuế thu nhập mà không làm tăng thâm hụt ngân sách.

"Kế hoạch về thuế của Romney dường như sẽ cắt giảm thuế thêm cho những người đã có thu nhập cao. Romney có 90 phút để trình bày cụ thể", phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Obama là Jen Psaki cho hay hồi tuần trước.

Trong khi đó, Romney cho hay, ông có dự định ép Obama khi Tổng thống đi xa khỏi sự thật. Romney sẽ làm như vậy mà không cần trực tiếp gọi Tổng thống là một kẻ nói dối, động thái có thể khiến những cử tri độc lập phản ứng.

"Liệu tôi sẽ dành thời gian để sửa lại những gì chưa chính xác? Hay tôi sẽ dành thời gian để nói về những điều tôi muốn nói?", Romney nói hồi đầu tháng.

Liệu Romney có lấy Bush ra để tạo lợi thế?

Romney cố để bầu cử trở thành cuộc trưng cầu dân ý về cương vị quản lý kinh tế của Obama nhưng nhiều cử tri vẫn cho rằng nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp cao của Mỹ là do người tiền nhiệm của Obama là Tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush tạo ra từ lúc cầm quyền.

"Nếu Thống đốc Romney có thể chứng tỏ tại sao chính sách của ông ấy khác với các chính sách của Bush thì chúng tôi mới cho rằng ông ấy có thể thắng", nhà phân tích Brian Gardner thuộc Keefe, Bruyette & Woods cho biết.

Báo National Review theo đường lối thủ cựu nhận xét, Romney nên nhận thức được những vấn đề như nợ quốc gia đang chồng chất và mã thuế Byzantine đã có từ lâu, trước khi Obama nhậm chức và lập luận về việc đương kim Tổng thống đã thất bại trong việc chỉnh sửa nó.

  • Hoài Linh (Theo Reuters, VietnamNet)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te