Cái nghèo ở Bắc Triều Tiên
Do thiếu đất nông nghiệp phù hợp, tình trạng thiếu lương thực ở đây trở nên nghiêm trọng, nên nhiều người đã trốn khỏi khu vực này.
Phóng viên Tomoko Onuki của tờ báo Nhật Bản Mainichi gần đây đã có cơ hội tới thăm đất nước khép kín nhất thế giới Bắc Triều Tiên cùng với các thành viên khác của báo chí Nhật. Cô đã chuyến thăm tới Chongjin, thủ phủ của tỉnh Hamgyong Bắc. Ngoài thủ đô Bình Nhưỡng, Chongjin là một trong những nơi tiêu thụ hàng hóa lớn nhất tại Bắc Triều Tiên.
|
Những người dân Chongjin đang xúc đất trên một con đường không trải nhựa. |
Sau chuyến bay kéo dài một giờ của hãng hàng không duy nhất ở Bắc Triều Tiên, Koryo Airlines, các phóng viên đã đến một sân bay quân sự ở Orang, tỉnh Hamgyong Bắc, cách khoảng 550 km về phía đông bắc của Bình Nhưỡng.
Đó không phải là một khoảng cách dài đặc biệt, nhưng vì cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ còn hạn chế nên ngay cả đối với các nhà nghiên cứu Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, khu vực này vẫn được xem là xa xôi và khó tiếp cận.
Trong khi Tomoko Onuki và các phóng viên Nhật Bản khác ăn trưa tại một quán trọ ở Chongjin, những người xung quanh đã nhìn họ bằng con mắt tò mò và e ngại. Khi Onuki hỏi chuyện một bé gái 12 tuổi đi qua, cô bé đáp lại: "Đây là nơi họ chữa trị miễn phí khi bạn bị ốm". Khoảng 15 đứa trẻ tụ tập xung quanh các phóng viên, nhưng chúng đã bị người lớn giải tán.
|
Tàu thuyền đánh cá ở cảng Chongjin. |
Trên xe buýt, sau khi nhóm phóng viên đi về hướng bắc khoảng 1,5 tiếng đồng hồ trên con đường không trải nhựa và có những đoạn bị ngập lụt, họ đã đến khu vực Komusan ở Puryong, một huyện của tỉnh Hamgyong Bắc với hầu hết diện tích là đồi núi.
Một người dân địa phương 80 tuổi có tên Ryang Ok-seok là có thể để đáp lại ngay lập tức với tên tiếng Nhật của mình là Gyokuseki Yanagawa. Mặc dù đã 67 năm kể từ khi Nhật Bản thống trị ở đây nhưng dường như thời gian đã dừng lại khi có hàng chục ngôi nhà một tầng với mái ngói được xây dựng từ thời nằm dưới sự cai trị thuộc địa của Nhật Bản.
|
Trẻ em ở Chongjin đang chở kim loại phế liệu. |
Theo tổng điều tra dân số của Bắc Triều Tiên, tính đến tháng 10 năm 2008, khoảng 10% dân số của Bắc Triều Tiên tức là khoảng 2,3 triệu người, sống ở tỉnh Hamgyong Bắc.
Khu vực này còn giàu có về nguồn khoáng sản magnesit quý hiếm được sử dụng để sản xuất sắt thép và cácloại quặng khác. Trong khi nước láng giềng Nga đang phát triển cảng Rajin ở thành phố Rason ở phía bắc thì Bắc Triều Tiên đang phát triển cảng Chongjin. Cảng này đặt ở nơi được cho từng là cơ sở của các hoạt động chống lại Nhật Bản trước đây.
|
Những ngôi nhà ở huyện Komusan có từ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Rau được trồng trong các khu vườn của mỗi ngôi nhà. |
Ở một số khu vực của tỉnh Bắc Hamgyong, nằm ở Punggyeri, huyện Kilju là cơ sở thử nghiệm thiết bị hạt nhân ngầm được sử dụng trong năm 2006 và 2009. Bên cạnh đó, Musudan-ri, huyện Hwadae là vị trí phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong.
Phóng viên Tomoko Onuki còn cho biết, do thiếu đất nông nghiệp phù hợp, tình trạng thiếu lương thực ở đây trở nên nghiêm trọng, nên nhiều người đã trốn khỏi khu vực này.
Anh Vũ (Nguồn Mainichi)
Theo báo Giáo dục Việt Nam