TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Hé lộ “kho báu” 140 chiến đấu cơ từ Thế chiến II tại Myanmar

Chính phủ Myanmar và đối tác ở Anh vừa ký thỏa thuận “khai quật” tới 140 chiến đấu cơ Spitfires từng cho Anh thế “thượng phong” trên bầu trời, bị chôn vùi "nguyên đai nguyên kiện" ở Myanmar sau Thế chiến II.


Một chiếc chiến đấu cơ Spitfires của Anh năm 1938

Một chiếc chiến đấu cơ Spitfires của Anh năm 1938
 

Con số 140 lớn gấp 3-4 lần số máy bay cùng loại hiện còn bay được trên khắp thế giới.

 

Hoạt động sơ tán trước đã diễn ra vào đầu tuần này khi chính phủ Myanmar ký thỏa thuận với một nhà đam mê máy bay người Anh David J. Cundall và một đối tác địa phương. Cundall, nông dân và doanh nhân, đầu năm nay tuyên bố ông đã xác định được vị trí 20 chiếc máy bay, từng nổi tiếng đã giúp Không quân Hoàng gia Anh giành thế thượng phong trên bầu trời trong Trận chiến Anh.

 

Tuy nhiên vào thứ năm vừa qua, một giáo sư địa lý về hưu của Myanmar, người muốn thực hiện hoạt động khai quật từ năm 1999, cho biết khoảng 140 chiếc Spitfires được chôn vùi ở nhiều địa điểm khác nhau khắp quốc gia Đông Nam Á này. Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến tận năm 1948.

 

Soe Thein cho biết người Anh đã mang những kiện máy bay Spitfires tới Myanmar vào cuối Thế chiến II, nhưng không bao giờ dùng chúng khi người Nhật đầu hàng vào năm 1945. Chiến đấu cơ phiên bản 1 chỗ ngồi này dài 9,14m và có sải cánh 11,3m.

 

Quân đội Mỹ đã chịu trách nhiệm chôn các máy bay này sau khi lực lượng Anh quyết định vứt bỏ chúng, ông Thein cho biết thêm. Cũng theo ông, Cundall đã phỏng vấn ít nhất 1.000 cựu binh, mà hầu hết là người Mỹ, nhằm thu thập thông tin về số phận của những máy bay.

 

Theo Thein, năm 1999, giới chức trách đã bắt đầu tìm kiếm “kho báu” bằng từ kế và radar mặt đất song gặp muôn vàn khó khăn. Chỉ trong những năm gần đây khi có công nghệ đủ tiên tiến, họ mới chắc chắn hơn về phát hiện của mình.

 

Soe Thein hé lộ mỗi máy bay được giữ trong kiện hàng dài khoảng 12,2m, cao 3,4m và rộng 2,7m.

 

Theo hợp đồng kéo dài 2 năm, dự kiến giai đoạn đầu tiên sẽ “khai quật” 60 chiếc máy bay; 36 chiếc ở Mingaladon, gần căn cứ không quân và sân bay quốc tế Yangon hiện nay; 18 chiếc ở Myitkyina, bang Kachin, miền bắc; và 6 chiếc ở Meikthila. Những chiếc khác sẽ được khai quật trong giai đoạn hai.

 

Chính phủ Myanmar sẽ giữ lại một chiếc để trưng bày ở bảo tàng, cũng như một nửa trong tổng số máy bay còn lại. DJC, công ty tư nhân do Cundall đứng đầu, sẽ nhận 30% tổng số máy bay và công ty đối tác Myanmar, Shwe Taung Paw, được chia 20%.

 

Thủ tướng Anh David Cameron đã mở đường cho thỏa thuận trên khi ông công du Myanmar hồi tháng 4 vừa qua.

 

Sứ quán Anh hôm thứ tư vừa qua ca ngợi thỏa thuận là cơ hội để làm việc với chính phủ cải cách mới của Myanmar.

 

 “Phải mất 16 năm để David Cundal xác định được vị trí của các máy bay bị chôn vùi. Chúng tôi ước tính có ít nhất 60 chiếc Spitfires bị chôn vùi và vẫn ở trong tình trạng tốt”, Htoo Htoo Zaw, giám đốc của of Shwe Taung Paw cho hay. “Chúng tôi muốn mọi người thấy những chiến đấu cơ lịch sử này và việc khai quật sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ Myanmar –Anh”.

 

Phan Anh

Theo Huffington Post, Dân Trí


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te