TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Chuyên gia Nga: Trung Quốc có tiềm năng hạt nhân khủng khiếp

Với khả năng hiện nay, Trung Quốc đã trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba, với khoảng cách không mấy xa các đối tác Nga và Mỹ như người ta vẫn nghĩ…
 

Tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc khủng khiếp hơn thế giới nghĩ rất nhiều
Tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc khủng khiếp hơn thế giới nghĩ rất nhiều

Trung Quốc là cường quốc hạt nhân duy nhất không cung cấp bất kỳ thông tin chính thức về thành phần và kích thước lực lượng hạt nhân. Chuyên gia IMEMO Vladimir Dvorkin, một đồng tác giả bản báo cáo, đã cho biết ý kiến:

“Chương trình hạt nhân và tình hình lực lượng hạt nhân quốc gia được Trung Quốc bảo mật ở mức cao nhất. Không thể sánh với sự “cởi mở” thông tin về chương trình hạt nhân của các nước khác. Trung Quốc không hé lộ phần đáng kể các vũ khí hạt nhân của mình.”

Bắc Kinh khẳng định sở hữu kho vũ khí hạt nhân không lớn và không thể sánh với kích thước của Mỹ hay Nga.

Trong khi đó, việc duy trì bí mật hoàn toàn về tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc có thể được lý giải không bởi kích thước nhỏ và những yếu điểm. Trái lại, là mục tiêu che giấu tiềm năng lớn tới mức dư thừa về hạt nhân.”

“Trung Quốc sở hữu gấp 2 đến 3 lần khối lượng vũ khí hạt nhân mà giới chuyên gia hiện xác nhận. Những đánh giá đã có, đặc biệt của Viện Nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển, cung cấp chỉ số bị hạ thấp so với thực tế.”

Các chuyên gia đã dẫn những dữ liệu mới nhất, trong đó có dựa trên cả cơ sở thông tin tình báo. Đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đạt sản lượng 40 tấn uranium cấp độ vũ khí và khoảng 10 tấn plutonium quân sự.

Những khối lượng đủ chế tạo 1.800 đầu đạn hạt nhân, với quá nửa có thể dành cho hoạt động triển khai nhanh. Số liệu cho phép ông Vladimir Dvorkin, người trước khi nghỉ hưu từng phụ trách các vấn đề vũ khí hạt nhân chiến lược của Bộ quốc phòng Nga, tuyên bố:

“Trung Quốc sở hữu gấp 2 đến 3 lần khối lượng vũ khí hạt nhân mà giới chuyên gia hiện xác nhận. Những đánh giá đã có, đặc biệt của Viện Nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển, cung cấp chỉ số bị hạ thấp so với thực tế.

Các chuyên gia cảnh báo, việc đánh giá thấp tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc là một điều rất đáng phải lưu ý.

Tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh được minh chứng bằng Hải quân nước này có mặt  trên khắp các đại dương, cũng như sự tìm kiếm thành trì quân sự ở các vùng xa xôi, chẳng hạn tại Ấn Độ Dương".

Trung Quốc tuần tự thực hiện việc tăng kích thước và cải tiến các tên lửa chiến lược, tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động. Tên lửa hai lớp sau được cung cấp cả đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia Nga còn lưu ý rằng, Trung Quốc tuần tự thực hiện việc tăng kích thước và cải tiến các tên lửa chiến lược, tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động. Tên lửa hai lớp sau được cung cấp cả đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, đối với chuyên viên quân sự Vasily Kashin, kết luận này có thể được tranh cãi: “Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật trong thời kỳ đối đầu với Liên Xô. Nhưng không có bằng chứng là vũ khí lớp này đã được đưa vào sản xuất hàng loạt, đang trong tình trạng triển khai và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.”

Các tác giả của báo cáo trái lại tin rằng, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới ngoài Nga và Mỹ, sở hữu khả năng nhanh chóng gia tăng tiềm lực hạt nhân trong thời gian tương đối ngắn. Khả năng này đang được thực hiện. Không ai trong số các nước thuộc "câu lạc bộ hạt nhân", có thể sánh với Trung Quốc trong vấn đề này.

Tăng tốc hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực hạt nhân đối với Trung Quốc trước hết là yếu tố mang tính quy chế. Nhưng điều này không loại trừ trọng tâm chương trình là nhằm vào tiềm năng răn đe hạt nhân của Mỹ, Ấn Độ và Nga.

Trung Quốc có tiềm năng hạt nhân không thể xem nhẹ

Trung Quốc có tiềm năng hạt nhân không thể xem nhẹ

Nhân đây, các chuyên gia đã khuyên nghị tích cực lưu ý tới "yếu tố Trung Quốc" trong nghiên cứu phát triển bất kỳ sáng kiến mới của Mỹ và Nga về hạn chế hoặc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Việc làm cần áp dụng trong cả quá trình đàm phán cũng như thông qua biện pháp đơn phương nhất định về giải trừ vũ khí hạt nhân.

  • Vladimir Dvorkin, Vasily Kashin (Tiếng nói nước Nga, Tân Hoa Xã, PN Today)


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te