TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Myanmar thời mở cửa sẽ trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt của TQ - Mỹ

Gần đây, Mỹ liên tục có nhiều động thái lôi kéo Myanmar – một nước chịu ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc.
 

Ngày 29/5/2012, nhà lãnh đạo Liên minh dân chủ toàn quốc Myanmar Aung San Suu Kyi lần đầu tiên ra nước ngoài trong 24 năm qua, đó là chuyến thăm Thái Lan.

Ngày 22/10, trang mạng “Nhật báo phố Wall” Mỹ có bài viết “cuộc đấu lớn ở Myanmar” của tác giả Ian Story, nhà nghiên cứu lâu năm, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.

Bài viết cho rằng, vào tuần trước, chính quyền Obama phái quan chức quân đội đến thăm Myanmar, cũng có thể không lâu sau cho phép quan chức Myanmar quan sát cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất của Mỹ ở châu Á.

Tín hiệu mới nhất này cho thấy, tiến trình cải cách tiệm tiến của Myanmar đang tạo cơ hội mới cho Washington thực hiện chiến lược trọng tâm châu Á của Obama. Trung Quốc cơ bản rất ngờ vực về mối quan hệ mới này.

Khôi phục quan hệ quân sự là lại một con đường để Washington hoan nghênh một quốc gia bị coi thường này quay trở lại vòng tay của thế giới.

Nhưng, Mỹ hủy bỏ toàn bộ sự trừng phạt là một tiến trình dài. Washington đã quy định một số điều kiện cho việc hủy bỏ toàn bộ việc trừng phạt kinh tế, gồm có thực hiện hòa giải chính trị thực sự và kết thúc xung đột dân tộc.

 

Tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Myanmar.

Mặc dù đối mặt với những trở ngại này, cơ quan quân sự hai nước vẫn bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ mở rộng quan hệ.

Trên cơ sở cuộc hội đàm vào tuần trước, vào năm 2013, Quân đội Myanmar và Quân đội Mỹ rất có khả năng tiến hành tiếp xúc, số lần sẽ nhiều hơn 2 năm trước. Mặc dù việc hợp tác trong tương lai sẽ giới hạn ở hợp tác nhân đạo, nhưng hai bên đều dự định sử dụng tối đa những cơ hội này.

Đối với Mỹ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích ở Myanmar trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo Bộ Tư lệnh thống kê nhân viên mất tích và tù binh liên hợp Mỹ có trụ sở tại Hawaii, ở Myanmar còn có hơn 700 nhân viên mất tích chưa tìm được.

Quân đội Mỹ và Quân đội Myanmar đều hy vọng mở rộng hợp tác nhân đạo ở lĩnh vực khác. Năm 2013, hai bên sẽ tham gia 2 cuộc diễn tập đa phương, một cuộc ở Brunei, trọng điểm là cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu nạn, một cuộc khác ở Indonesia, trọng điểm là chống khủng bố. Những hoạt động này sẽ được tổ chức dưới sự chủ trì của ASEAN.

Mỹ còn muốn giúp Quân đội Myanmar trở nên chuyên nghiệp hơn, để sĩ quan của họ hiểu được những quan niệm giá trị như tôn trọng nhân quyền và pháp trị. Là một phần của tiến trình này, vào tuần trước, các quan chức dân sự và quân sự Mỹ đã tiến hành đối thoại nhân quyền với quan chức Myanmar.

Nhưng, truyền bá nhiều lần quan niệm giá trị như vậy sẽ là một tiến trình dài và sẽ đòi hỏi Washington khôi phục chương trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế, điều này sẽ làm cho sĩ quan Myanmar có thể học tập ở các tổ chức giáo dục quân sự của Mỹ.

Tất cả những điều này đều có lợi cho quan hệ Mỹ-Myanmar, những phát triển tình hình này có thể gây ảnh hưởng cho khu vực. Phản ứng của Trung Quốc sẽ đặc biệt quan trọng, cần theo dõi.

 

Myanmar có thể trở thành vũ đại cạnh tranh Trung-Mỹ. Trong hình là Tổng thống Myanmar đứng giữa Tổng thống Mỹ (trái) và Thủ tướng Trung Quốc (phải) tại Bali, Indonesia vào ngày 19/11/2011.

Cho dù trong ngắn hạn hợp tác quốc phòng Mỹ-Myanmar vẫn giới hạn ở vấn đề nhân đạo, Bắc Kinh sẽ vẫn bất an và căng thẳng.

Trong 20 năm qua, các nhà lãnh đạo Myanmar ngày càng cảm thấy lo lắng đối với việc phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại, viện trợ và chuyển nhượng vũ khí.

Mặc dù họ mong muốn giảm sự phụ thuộc này có thể không phải là một trong những động lực chính để thúc đẩy tiến trình cải cách hiện nay, nhưng động thái mở rộng quan hệ đối ngoại của họ rõ ràng cuối cùng sẽ làm suy yếu vai trò ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế của Trung Quốc.

Vì vậy, để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của mình, Trung Quốc hy vọng kiểm soát chặt chẽ Myanmar trong quỹ đạo của họ và tìm cách đáp trả lại động thái lôi kéo Myanmar của Mỹ.

Bắc Kinh có thể sẽ coi mối quan hệ quốc phòng mới mở ra này là một phần của chiến lược bao vây hoặc ngăn chặn đối với họ. Đây chính là lời giải thích chung của họ đối với chiến lược trọng tâm của Obama. Trung Quốc không có nhiều khả năng bị động tiêu cực khi Mỹ liên tục thể hiện sự chủ động đối với Myanmar.

Vì vậy, dự kiến Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động ngoại giao có liên quan đến quốc phòng của họ. Quốc gia bị cô lập từ lâu này rất có thể nhanh chóng trở thành vũ đài quan trọng tranh giành ưu thế ở Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc.

 

Máy bay tấn công A-5M của Myanmar, mua của Trung Quốc

 

Xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc chế tạo, đã bán cho Myanmar

 

Trung Quốc đã bán cho Myanmar máy bay huấn luyện K-8
 
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
Theo báo Giáo dục Việt Nam

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te