Tên lửa đạn đạo DF-41 của Trung Quốc là tên lửa duy nhất có thể tấn công các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Mỹ, dự đoán mới trang bị dưới 10 quả.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc. |
Ngày 26/8/2012, trang mạng “Strategy Page” Mỹ đăng bài viết “Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc tiến bước chậm chạp” (Slowly Evolving Chinese ICBMs), đã giới thiệu về hiện trạng phát triển, vận dụng tác chiến và vấn đề tồn tại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc như DF-41, DF-31, DF-5, JL-2. Nội dung chính của bài viết như sau:
Ngày 24/7, Trung Quốc đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 kiểu mới mang theo nhiều đầu đạn dẫn đường, Mỹ sử dụng vệ tinh và các thiết bị cảm biến trên mặt đất, trên biển, trên không khác đã theo dõi được hoạt động phóng thử này. Mặc dù chưa tiết lộ mang mấy đầu đạn, nhưng Mỹ chắc chắn rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc có thể mang theo 3-10 đầu đạn hạt nhân.
Hiện nay, Trung Quốc còn chưa công khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, nhưng những hình ảnh rõ nét về tên lửa này đã được truyền tải từ mạng điện thoại di động lên internet.
Phía Mỹ cho rằng, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc mặc dù là tên lửa duy nhất có thể tấn công các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Mỹ, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải trong nghiên cứu phát triển, một là số lượng chế tạo tương đối ít, hai là số lượng trang bị cho quân đội càng ít hơn, dự đoán ít hơn 10 quả.
3 năm trước, Trung Quốc tuyên bố tên lửa hạt nhân đạn đạo của nước này không nhằm vào bất cứ nước nào, trong khi đó rất nhiều quốc gia cũng từ chối tiết lộ hướng nhằm tới của tên lửa.
Hiện nay, tầm phóng của phần lớn tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có thể vươn tới Nga, Ấn Độ và các nước láng giềng khác. Do quan hệ Trung-Xô căng thẳng trong các thập niên 1960-1990, từ lâu tên lửa hạt nhân của Trung Quốc đã nhằm vào Nga.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 Trung Quốc. |
Nhưng, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga trở thành đối tác hợp tác chiến lược của Trung Quốc, quan hệ Trung-Ấn cũng bắt đầu ấm lên.
Dư luận bên ngoài cho rằng, Trung Quốc hiện có 400 đầu đạn hạt nhân, phần lớn lắp đặt cho tên lửa đạn đạo DF-5 kiểu cũ và DF-31 kiểu mới, những tên lửa này chỉ có một số ít có tầm phóng vươn tới Mỹ.
Trong 20 năm qua, Trung Quốc sở hữu khoảng 24 quả tên lưa đạn đạo DF-5, một loại duy nhất có thể tấn công Mỹ, hơn nữa chúng rất ít có khả năng tác chiến bởi các vấn đề như độ tin cậy, bảo trì… 18 hệ thống tên lửa Mỹ triển khai ở Alaska trước đây chủ yếu là để đối phó với tên lửa nhằm vào miền tây nước Mỹ của CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.
Trung Quốc mặc dù tuyên bố tên lửa xuyên lụa địa của họ không nhằm vào nước nào, nhưng do hệ thống dẫn đường hiện đại có thể định vị lại mục tiêu trong vòng 1 giờ, trên thực tế, trong thời bình, tên lửa không được cài bất cứ thông tin về mục tiêu nào.
Hơn nữa, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 sử dụng nhiên liệu lỏng, chuẩn bị phóng phức tạp, có thể sử dụng vệ tinh để thăm dò.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn đã thay thế cho nhiên liệu lỏng sử dụng cho tên lửa đạn đạo DF-5, đồng thời đổi thành trang bị cho xe tải đặc chủng để tiến hành phóng cơ động trên đường, tầm phóng đạt 15.000 km, có thể vươn tới bất cứ nơi nào của nước Mỹ.
Tên lửa lớp 3 (cấp 3) có thể mang theo 3-10 đầu đạn hạt nhân, sức công phá của mỗi đầu đạn là 100.000 tấn, so với thiết kế thập niên 1960 của Mỹ, tương tự tên lửa Militia-3 (36 tấn) đã được nhiều lần nâng cấp, cải tạo.
Ấn Độ rất chú ý đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc. Loại tên lửa này biên chế cho Quân đội Trung Quốc vào năm 1999, hiện đã trang bị hơn 100 quả.
Tên lửa này là tên lửa lớp 2 (cấp 2), nặng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn, một phần mang đầu đạn thông thường, nhưng cũng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân lớp 300.000 tấn với tầm phóng hơn 1.800 km, phóng từ Tây Tạng có thể tấn công nhiều mục tiêu chủ yếu của Ấn Độ.
Tên lửa hạt nhân đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc |
17 năm trước, Trung Quốc trang bị tên lửa đạn đạo dòng DF-31. Tên lửa này là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn đầu tiên của Trung Quốc, tương tự tên lửa Militia-1 (30 tấn, tầm phóng 9.900 km) được Mỹ trang bị năm 1962.
Tên lửa DF-31 nặng 41 tấn, dài 21 m, đường kính 2,25 m, chủ yếu áp dụng giếng phóng ngầm hoặc trên mặt đất, xe cơ động để phóng. So với giếng phóng, sử dụng xe phóng cơ động trên đường cao tốc có chuyên dụng có thể nâng cao khả năng đề phòng đối phương đáp trả hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A là một phiên bản cải tiến có thể mang theo nhiều đầu đạn, tầm phóng tăng lên đến 12.000 km, có thể bao trùm phần lớn lãnh thổ Mỹ.
Tên lửa đạn đạo DF-31 mặc dù đã phát triển hơn 20 năm, nhưng chỉ phóng thử thành công trước đây 12 năm. DF-31 phiên bản cải tiến đã lắp hệ thống dẫn đường chính xác, đồng thời có thể mang 3-5 đầu đạn hạt nhân (50.000 tấn).
Hiện chỉ có 12 quả tên lửa DF-31 và 12 quả tên lửa DF-31A vẫn đang trang bị, mục tiêu của chúng là phần lãnh thổ châu Âu của Nga.
Tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 (Cự Lang 2) là cũng một loại vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Tên lửa này là phiên bản hải quân của tên lửa DF-31, có tầm phóng 8.000 km, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân 094, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào của Mỹ, mỗi tàu ngầm trang bị 12 tên lửa. Bên ngoài dự đoán, tên lửa đạn đạo JL-2 đã trang bị 3 năm, nhưng phóng thử luôn thất bại.
Do độ tin cậy tương đối kém, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chưa từng tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu. Bên ngoài suy đoán, Trung Quốc có 2/3 đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa đạn đạo DF-21, thông thường những đầu đạn hạt nhân này được dự trữ riêng, chỉ khi nào chiến đấu thực tế hoặc diễn tập chiến đấu thực tế mới lắp cho tên lửa.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C Trung Quốc. |
Tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. |
Theo Báo Giáo Dục Việt Nam