TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Theo dõi 'sức khỏe' hàng không quân sự Trung Quốc

Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc, giảm khoảng cách công nghệ so với các nước tiên tiến trên thế giới.
 

 

Theo nhà nghiên cứu Michael Rusk – Viện nghiên cứu Chiến lược – Quốc phòng, về lâu dài sẽ có nhiều vấn đề tiếp tục gây áp lực lên sự phát triển của ngành hàng không quân sự Trung Quốc, dù vậy ngành này vẫn tiếp tục hiện đại hóa nhanh chóng.

Trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã một số biện pháp làm giảm khoảng cách về công nghệ hàng không so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Sự ra đời hai máy bay chiến đấu thế hệ mới J-20 và J-31 cùng với việc hiện đại hóa các chiến đấu cơ J-10 và J-11 cho thấy khả năng của đất nước này.

Ngang tầm phương Tây(?)

Các tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc bắt đầu cải cách từ tháng 11/2008, khi Chính phủ Trung Quốc quyết định sát nhập AVIC 1 và AVIC 2.

Mục đích của việc sát nhập hai tổ hợp sản xuất máy bay hàng đầu nhằm mong muốn khắc phục những hạn chế công nghệ và tăng cường khả năng đổi mới trong thiết kế và sản xuất máy bay.

Việc cải tổ đã tạo cơ hội để cấu trúc lại các tập đoàn, xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Trung quốc bằng cách tăng tỷ lệ nghiên cứu và phát triển (được xem như là tài sản chiến lược của mọi doanh nghiệp) nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội cũng như ngành hàng không dân dụng Trung Quốc.

 

Doanh thu 2011 của AVIC đạt 39,6 tỷ USD trong khi doanh thu hãng BAE System năm 2010 đạt 34,7 tỷ USD.

Doanh thu 2011 của AVIC đạt 39,6 tỷ USD trong khi doanh thu hãng BAE System năm 2010 đạt 34,7 tỷ USD.

AVIC khu vực quốc phòng gồm 5 nhà thầu phụ:

Tổng công ty Công nghiệp hàng không Thành Đô (sản xuất tiêm kích J-10, J-20 và FC-1);
Tổng công ty công nghiệp hàng không Thẩm Dương (sản xuất tiêm kích J-8II, J-11 và J-15);
Tập đoàn công nghiệp hàng không Hồng Du (sản xuất máy bay huấn luyện K-8, L-15);
Công ty máy bay Tây An (sản xuất máy bay ném bom/cường kích H-6 và JH-7);
Công ty hàng không Cáp Nhĩ Tân (sản xuất máy bay trực thăng Z-8, Z-9 và Z-11).

Ngoài ra, còn có một số công ty liên quan đến việc sản xuất động cơ hàng không, công ty động cơ hàng không Thẩm Dương Liming (sản xuất động cơ WS-10 dành cho các máy bay chiến đấu), Công ty động cơ Tây An (sản xuất động cơ WS-9) và một số công ty sản xuất thiết bị điện tử hàng không.

Theo Chủ tịch AVIC Lâm Tả Minh, Tổng doanh thu của AVIC trong giai đoạn 2008-2011 tăng 20%. Chỉ riêng năm 2011, doanh thu đã đạt 250 tỷ nhân dân tệ (khoảng 39,6 tỷ USD), lợi nhuận tăng hơn 15% tương đương 12,9 tỷ nhân dân tệ (1,89 tỷ USD).

Với khoản doanh thu khổng lồ AVIC Trung Quốc đã sánh vai với các các tập đoàn công nghiệp hàng không phương tây, doanh thu của BAE Systems trong năm 2010 chỉ vào khoảng 34,7 tỷ USD.

 

 

 

Cơ hội và thách thức

Trong những năm gần đây, chi tiêu quân sự của Trung Quốc liên tục tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Vì thế khả năng “tậu” các công nghệ, trang thiết bị quân sự mới, nhất là lĩnh vực hàng không ngày càng cao.

Mặt khác Không quân Trung Quốc nhận thức được việc cần phải thay thế những chiến đấu cơ thế hệ thứ ba lỗi thời J-7, J-8 cũng như các cơ sở hạ tầng của mình.

Nếu như đến năm 1990, lực lượng không quân Trung Quốc chỉ có những chiến đấu cơ lỗi thời dựa thiết kế dựa trên tiêm kích MiG-19 và MiG-21, thì tới năm 1999, Trung Quốc đã sở hữu 100 chiến đấu cơ Su-27 với tất cả các vũ khí, tên lửa có tầm bắn lớn, thế nhưng không có các vũ khí độ chính xác cao.

10 năm sau, đến năm 2010, Không quân Trung quốc đã mua mới 300 máy bay chiến đấu hiện đại khác nhau J-10, J-11 và Su-30, chúng được trang bị các vũ khí và tên lửa tiên tiến của Nga.

 

Su-27

Tính tới năm 1999, Không quân Trung Quốc tuy đã có những tiêm kích Su-27 nhưng vẫn bị coi là "dưới cơ". Nhưng 10 năm sau, tình thế đã khác, Không quân Trung Quốc trở nên hùng mạnh với hàng tiêm kích nội địa mạnh mẽ J-10, J-11.

Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc đã trang bị các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không AWACS, các hệ thống phòng không hiện đại HQ-9.

Hiện, Trung quốc đẩy mạnh việc phát triển các máy bay trực thăng, máy bay vận tải, huấn luyện các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm. Dự kiến, đến năm 2015, Không quân Trung quốc sẽ thay thế 50% máy bay già nua bằng các máy bay hệ thứ tư.

Theo kế hoạch, máy bay thế hệ thứ năm J-20 sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2020, dù sao đi nữa thì đây cũng là mốc cực kỳ quan trọng về công nghệ phát triển và sản xuất máy bay Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về trí và lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không quân sự, nhất là việc cải thiện chất lượng máy bay xuất xưởng.

Điểm mấu chốt của AVIC Trung Quốc là phải đầu tư phát triển công nghệ sản xuất động cơ cho thế hệ máy bay hiện tại và tương lai, thành tố yếu nhất trên lộ trình phát triển hàng không Trung Quốc.

Khi đó, ngành hàng không quân sự của đất nước có số dân đông nhất hành tinh này mới “tiệm cận” được với các cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực này.

 

 

Thu Hoài (theo Military Paritet, Đất Việt)


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te