Trong nhiều thập kỷ qua, nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển không ngừng và cho ra đời hàng trăm loại vũ khí khác nhau. Nhưng khi nói đến các loại vũ khí tốt nhất thì trong trăm loại vũ khí ấy, chỉ có thể chọn được một số loại. Một loại vũ khí tốt không chỉ bao gồm sức mạnh hay hiệu suất sử dụng mà nó cần phải có sự tin cậy, nhưng quan trọng nhất nó phải thực sự đại chúng.
Tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc |
Trong bài viết này của mình, tôi xin thống kê ra 10 loại vũ khí tốt nhất của Giải phóng quân Trung Quốc dựa trên 4 tiêu chí sau:
1. Hiệu suất chiến đấu cao, sản xuất hàng loạt được
2. Không nhất thiết phải tiên tiến nhất, nhưng đáp ứng được nhu cầu thực tế có khả năng tương tác với các loại vũ khí khác
3. Có khả năng đại chúng, có tiềm năng phát triển thành nhiều biến thể khác
4. Tương đối ít khuyết điểm và không có điểm yếu chết người
Trên đây chỉ là ý kiến phân loại mang tính cá nhân mà thôi, hy vọng các bạn sẽ có nhiều cách đánh giá và phân loại hợp lý hơn nữa. Dưới đây là 10 loại vũ khí tốt nhất do Trung Quốc tự sản xuất:
1.Tên lửa YJ - 83
Đây là loại tên lửa chống hạm nổi tiếng của Trung Quốc, được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước và được phát triển dựa trên nguyên mẫu của các loại tên lửa theo Seri YJ- 8. Theo đó phiên bản YJ- 81 dùng cho máy bay, cũng như tàu chiến còn YJ-82 được phát triển để trang bị cho tàu ngầm.
Giới quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao loại tên lửa này coi nó là bậc thầy so với các loại phiên bản cũ và không kém hơn so với tên lửa cùng loại của Mỹ và Nga, nó được sản xuất chủ yếu để trang bị cho các tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu ngầm thông thường, tàu tuần tiễu cao tốc hoặc trên máy bay ném bom….
Tên lửa YJ-83 đang được chuyển lên tàu khu trục (Ảnh: chinamil) |
2. Máy bay J-10
Sau 23 năm, vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đầu tư lớn và định hình được chiếc máy bay J-10.
Máy bay chiến đấu J-10 là máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn đầu tiên của Trung Quốc |
Được biết, máy bay chiến đấu J-10 là máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn đầu tiên của Trung Quốc, năm 2005 chính thức trang bị cho quân đội và trong thời gian ngắn đã hình thành sức chiến đấu có hệ thống.
Phương Tây gọi J-10 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba điển hình, cho rằng J-10 là loại máy bay nội địa thế hệ thứ ba đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến “kép” đối không và đối đất.
J-10 áp dụng 80% công nghệ mới trở lên, tiếp cận được trình độ máy bay tương đương của nước ngoài, vì vậy J-10 bay lần đầu tiên hay được trang bị đã đánh dấu khoảng cách của Không quân Trung Quốc với nước ngoài đã từng bước thu nhỏ, cơ bản còn khoảng 20 năm.
3.Tàu khu trục Type-054
Với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.
Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm. |
Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil.
Ngoài ra nó còn được trang bị loại rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7, 8 tên lửa chống tàu YJ-83, C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động.
Hiện nay Trung Quốc có khoảng 10 tàu loại này trong biên chế Hải quân |
4. Xe tăng chủ lực kiểu 96
Là xe tăng chủ lực do Trung Quốc tự chế tạo. Xe được đưa vào sử dụng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1997. Đến năm 2008 đã có khoảng 1500 xe này được trao cho quân đội Trung Quốc.
Đến năm 2008 đã có khoảng 1500 xe này được trao cho quân đội Trung Quốc |
5.Xe lội nước ZTD-05
Được trình làng lần đầu tiên vào năm 2009, trước đây Trung Quốc có loại xe lội nước Lớp 63A nhưng xe này quá chậm, trong khi đó yếu tố thành công của các cuộc đổ bộ là sự nhanh chóng và hiệu quả do vậy ZTD-05 ra đời, với tốc độ cao hiệu suất làm việc tốt nó nhanh chóng được đưa vào biên chế của quân đội Trung Quốc và được sản xuất hàng loạt.
Nó là sự kết hợp của xe tăng, xe bọc thép với trang bị vũ khí mạnh. Có thể nói đây là loại xe lội nước tốt nhất của Trung Quốc.
Hình ảnh chiếc xe Lội nước ZTD-05 trong cuộc tập trận đổ bộ tháng trước của quân đội Trung Quốc |
Được trình làng lần đầu tiên trong cuộc diễu binh mừng ngày độc lập của Trung Quốc vào năm 2009 |
6. Máy bay ném bom chiến thuật JH-7A
JH-7 với toàn bộ trang bị vũ khí của mình |
JH-7A là máy bay ném bom chiến thuật của không quân thuộc hải quân Trung Quốc. Đây là một trong những thiết kế của Trung Quốc có tỉ lệ nội địa hóa rất cao kể từ khâu thiết kế tới chế tạo. Chữ “JH” phiên âm tiếng Trung là Jianjiji Hongzhaji (tiêm kích – bom).
JH-7 là máy bay tiêm kích – bom thiết kế và trang bị cho không quân thuộc Hải quân Trung Quốc với vai trò chủ yếu là chống hạm.
Phiên bản JH-7 trang bị radar điều khiển hỏa lực Type 232 H Eagle Eye (mắt đại bàng) để thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối hải. “Mắt đại bàng” tồn tại điểm thiếu sót lớn nhất là không thể hỗ trợ các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao trên đất liền.
Niềm tự hào của không quân Trung Quốc |
JH-7 còn lắp thiết bị nhận diện bạn - thù, thiết bị đối phó điện tử, radar cảnh báo sớm, thiết bị gây nhiễu chủ động/bị động.
JH-7 vũ trang pháo hai nòng tự động GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 300 viên/phút. Nó có 9 giá treo (6 giá dưới cánh, 2 giá ở đầu mút cánh và 1 ở dưới thân) mang tổng cộng 9.000kg vũ khí các loại.
Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Roll – Royce Spey Mk202 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.808km/h, tầm hoạt động gần 4.000km, trần bay 16.000m.
7. Pháo tự hành loại PLZ-89 122 mm
Hiện nay trong biên chế của quân đội Trung Quốc có khoảng 1200 khẩu pháo tự hành như loại 155mm, 120mm nhưng loại PLZ-89 122 mm được cho là hiện đại nhất và có số lượng lớn nhất.
Hiện nay trong biên chế của quân đội Trung Quốc có khoảng 1200 khẩu pháo tự hành như loại 155mm, 120mm nhưng loại PLZ-89 122 mm được cho là hiện đại nhất và có số lượng lớn nhất. |
So với các bậc tiền bối thì loại PLZ-89 122 mm nhẹ hơn, tác chiến ở không gian rộng hơn. Nó được sử dụng rộng rãi trong thủy quân lục chiến của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành cải tiến và trang bị thêm những thiết bị mới cho loại PLZ-89 này, hứa hẹn nó sẽ là chủ lực trong lực lượng pháo binh của Trung Quốc trong 10-20 năm tới.
Pháo tự hành Trung Quốc bắn đạn thật |
8. Máy bay cảnh báo “Không cảnh - 200”
Trước đây Trung Quốc có hai loại máy bay cảnh báo trước là loại Không cảnh - 2000 và loại IL - 76. Nhưng sau quãng thời gian sử dụng cả hai loại máy bay này đều không phát huy được hiệu quả hoạt động của mình, do vậy ngay lập tức Trung Quốc tập trung vào nghiên cứu loại máy bay cảnh báo mới với cái tên là “Không cảnh - 200”
“Không cảnh - 200” được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng động cơ Turboprop loại mới nhất , với 4 động cơ cánh quạt 6 lưỡi. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá “Không cảnh - 200” tương đương hoặc hơn loại C -130J “Super Hercules" nhiều mặt không chỉ vậy “Không cảnh - 200” còn mạnh hơn cả IL - 76 loại Trung Quốc nhập khẩu của Nga vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay loại máy bay này còn được trang bị rada mạng pha loại mới nhất.
“Không cảnh - 200” của Không quân Trung Quốc |
9. Máy bay huấn luyện K - 8
Đây là loại máy bay huấn luyện khá nổi tiếng của Trung Quốc, bên cạnh đó hiện nay loại máy bay này đang rất đắt hàng. Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 500 máy bay loại này cho các nước trên thế giới.
Với thế mạnh là như một huấn luyện viên về nhào lộn, tác chiến hàng đầu cho các phi công mới vào nghề, đây thực sự là một chiếc máy bay huấn luyện tốt nhất của Trung Quốc.
Phi đoàn: 2 người Chiều dài: 11,6 m Sải cánh: 9,63 m Chiều cao: 4,21 m Trọng lượng rỗng: 2.687 kg Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.330 kg Động cơ: 1 × Garrett TFE731-2A-2A Turbofan, 16,01 kN (3.600 lb) |
Hiệu suất Tốc độ tối đa: Mach 0,75 (800 km / h, 498 mph) Phạm vi: 2.250 km (1.398 mi) Trần bay: 13.000 m (42.651 ft) tải trọng: 254,40 kg |
10. Tên lửa Đông Phong 21
DF - 21 là tên lửa tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn có thể phóng từ xe phóng đạt tầm xa lên tới 1.800 km và mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600 kg. DF - 21 được chế tạo để thay thế hoàn toàn DF - 3 với khả năng phóng cực nhanh khi thời gian chuẩn bị 10 -15 phút, độ chính xác cao (độ lệch 3 - 400m). Đây cũng là tên lửa đạn đạo đầu tiên được Trung Quốc cải tiến để trang bị cho lực lượng tàu ngầm chiến lược có tên JL -1 (Cực Lãng 1). Theo sách trắng của Nhật Bản công bố năm 2002, hiện Trung Quốc có khoảng 70 quả tên lửa đạn đạo có thể chạm tới đất Nhật trong đó đa số là DF-21.