Từ thế kỷ 16, với ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên vô giá ở biển Đông, Chúa Nguyễn đã lập Hải đội Hoàng Sa để cắm mốc chủ quyền.
Lương thảo và các vật dụng sinh hoạt được mang theo để đủ dùng trong 6 tháng. |
Đội Hoàng Sa gồm 70 ngư dân tinh nhuệ, giỏi nghề đi biển, của các làng An Vĩnh và An Hải của đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Cứ tháng 2 âm lịch hàng năm, các hùng binh sẽ dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi 3 ngày 3 đêm thì đến đảo Hoàng Sa để cắm mốc, dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thuỷ trình, lập bản đồ… Đến tháng 8 âm lịch lại giong thuyền trở về.
Khi đi, họ mang theo lệnh bài có ghi niên hiệu, rồi được cấp mỗi người 6 tháng lương thực, 1 chiếc chiếu, 3 sợi dây mây, 7 nẹp tre và 1 thẻ bài ghi danh tánh, để phòng khi bất trắc, rủi ro, đồng đội sẽ bó xác người xấu số, kèm theo thẻ bài và thả trôi trên biển với hy vọng sóng gió sẽ đưa được hài cốt người chiến sĩ trôi dạt vào đất liền, tại một miền quê nào đó, để được nhân dân cưu mang, an táng trong lòng đất Mẹ.
Theo VTC