YJ-8X thành công bước đầu Tên lửa chống hạm YJ-82 đang được bắn thử từ tàu chiến của Iran. YJ-8 là một tên lửa được thiết kế đa năng với một vài sửa đổi nhỏ để có thể triển khai phóng trên nhiều phương tiện khác nhau từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên mặt đất. Biến thể phóng từ trên không của YJ-82 được giới thiệu cùng với tiêm kích JF-17. YJ-82 được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của nước này trong đó có một số chiến hạm chủ lực như tàu khu trục Type-052C, Type-054A/D.. Hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện các hoạt động vượt ra khỏi vùng biển gần bờ của nước này. So với một số tên lửa chống hạm hiện đại khác đang có mặt trong khu vực đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như AGM-84 Harpoon, Exocet, Kh-35 Uran E, khả năng của tên lửa YJ-8 bị đánh giá là "dưới cơ". Tên lửa chống hạm siêu âm vẫn là giấc mơ dang dở của Trung Quốc. Đến năm 1997, kinh phí dành cho dự án giảm đi một cách rõ rệt, chỉ có 2 chuyến bay thử nghiệm được thực hiện trong giai đoạn này. Đáng buồn thay cả 2 thử nghiệm đều thất bại. Một lý do được xác định là do bộ phận truyền tín hiệu của máy đo độ cao hoạt động không chính xác vấn đề được giải quyết bằng việc thiết kế lại bộ truyền tín hiệu mới.
Sau thời gian dài vật lộn với các thiết kế sao chép dựa trên tên lửa chống hạm P-15 của Nga nhưng không thành công, Trung Quốc tìm kiếm giải pháp khác và đích ngắm mới là hệ thống tên lửa chống hạm của Pháp.
Tranh thủ thời gian quan hệ thân mật với Pháp trong những năm 1970, Trung Quốc tiếp cận các công nghệ của tên lửa chống hạm Exocet nổi tiếng của Pháp. Kết quả, sau 8 năm, biến thể sao chép đầu tiên của Exocet là YJ-8 hay C-801 chính thức ra đời.
Tên lửa chống hạm YJ-8 có hình dáng bên ngoài và kích thước hoàn toàn giống với Exocet của Pháp, mẫu thử nghiệm được phê duyệt vào năm 1985. Các báo cáo không chính thức cho biết, trong tháng 9/1985 mẫu thử nghiệm YJ-8 đã đánh trúng mục tiêu trong tất cả 6 lần thử nghiệm (mục tiêu bất động và không có hệ thống phòng thủ). Tên lửa chính thức được phê duyệt vào năm 1987.
Tên lửa có thân hình nhỏ gọn với 4 cánh ổn định ở giữa thân, 4 vây điều khiển ở đuôi và 4 cánh ổn định lớn ở tầng đẩy phụ. Cánh ổn định ở tầng đẩy phụ sẽ tách khỏi tên lửa khi hết nhiên liệu.
Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối, radar của tên lửa được quảng cáo là có độ kháng nhiễu cao, hệ thống đo độ cao chính xác cho phép tên lửa bay ở độ cao tối thiểu so với mực nước biển.
Trong quá trình bay đến mục tiêu tên lửa được kiểm soát bởi hệ thống lái quán tính và máy đo độ cao, tên lửa bay với tốc độ Mach-0.9, ở giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar và hạ thấp độ cao xuống còn 3-5m để tấn công. Tên lửa được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp với khả năng phát nổ bên trong thân tàu để tăng độ thiệt hại.
Tên lửa được cho là có khả năng cơ động ở giai đoạn cuối để tránh hệ thống đánh chặn của đối phương song khả năng này chưa được kiểm chứng. Nhờ thân hình nhỏ gọn, khả năng bay hành trình thấp chỉ từ 10-30m (tùy biến thể), tên lửa YJ-8 được cho là khó bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm.
Tầm bắn của tên lửa từ 40-180km (tùy biến thể), xác suất tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện thử nghiệm được giới thiệu lên đến 98%.
Đến nay, các biến thể được phát triển gồm: phóng từ trên không YJ-8A (C-801A), YJ-8K(C-801K), phóng từ tàu ngầm YJ-8Q(C-801Q).
YJ-82 (C-802) là biến thể nâng tầm bắn lên 120km, YJ-82A (C-802A) là biến thể nâng cấp gồm thay thế radar đo độ cao bằng máy đo độ cao laser giảm khả năng bị phát hiện bởi các hệ thống chiến tranh điện tử, bổ sung hệ thống dẫn đường hồng ngoại tương tự chế độ dẫn đường kép của tên lửa chống hạm Hùng Phong-II của Đài Loan, tầm bắn tăng lên 180km, biến thể này được giới thiệu vào năm 2005. Còn YJ-82K là biến thể phóng từ trên không.
YJ-82 còn được xuất khẩu rộng rãi cho một số quốc gia Trung Đông và Nam Á, trong đó chủ yếu là Iran và Pakistan và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Indonesia.
So sánh Kh-35 và YJ-82
Đặc biệt khi so sánh với tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E thì YJ-8 kém hơn ở nhiều chỉ số về công nghệ và hệ thống điện tử. Lợi thế duy nhất của YJ-82 là tầm bắn và thông số này thì rõ ràng không phải là tất cả.
Dữ liệu về mục tiêu của Kh-35 có thể được nạp từ tàu phóng hoặc từ nguồn bên ngoài như trực thăng, radar chủ động của tên lửa có thể lựa chọn mục tiêu trong nhóm mục tiêu phát hiện được, radar Gran-KE băng tần X có khả năng khóa mục tiêu tốt hơn, độ kháng nhiễu cao hơn so YJ-8.
Một lợi thế khác của Kh-35 mà YJ-8 không có được là kích thước, trọng lượng của Kh-35 nhỏ hơn nhiều, chiều dài của Kh-35 chỉ có 3,75m còn YJ-8 dài đến 6,4m, trọng lượng của Kh-35 chỉ 600kg còn YJ-8 gần 750kg, điều này mang lại cho Kh-35 khả năng trang bị với số lượng lớn trên các tàu chiến nhỏ mà không ảnh hưởng đến kết cấu thân tàu.
Ví dụ, tàu tên lửa lớp Molnya có thể trang bị 16 tên lửa Kh-35 trong khi các tàu chiến Trung Quốc kể chỉ có thể mang 8 tên lửa YJ-8, điều này mang lại lợi thế về hỏa lực so với đối phương.
Ngoài ra Kh-35 có thể phóng từ trực thăng một khả năng mà YJ-8 không thể làm được.Kích thước nhỏ gọn, độ phản xạ radar thấp, khả năng cơ động cao, tên lửa Kh-35 khó bị đánh chặn hơn so với YJ-8. Tuy nhiên, lợi thế về tầm bắn cho phép YJ-82 có thể khai hoả ngoài tầm với của Kh-35 Uran E.
Giấc mộng tên lửa chống hạm siêu âm tan vỡ
Sau thành công ban đầu của YJ-8 những tưởng Trung Quốc đã có thể xóa bỏ mọi khoảng cách về tên lửa chống hạm so với Nga, Mỹ và họ bắt đầu tham vọng sở hữu loại tên lửa chống hạm có khả năng hủy diệt ghê gớm như P-270 Moskit hay P-800 Yakhont của Nga.
Sau khi Đài Loan công bố phát triển tên lửa chống hạm Hùng Phong-II, Trung Quốc ra mắt YJ-83 (C-803) biến thể nâng cấp tốc độ siêu âm được phát triển vào năm 1994. Tầm bắn của biến thể này được giới thiệu từ 150-200km, riêng biến thể phóng trên không có tầm bắn lên đến trên 255km, nếu thành công đây sẽ là tên lửa chống hạm mạnh nhất của Trung Quốc.
Tên lửa YJ-83 bắt đầu được thử nghiệm từ tháng 11/1995-11/1996, 5 lần phóng thử đã được tiến hành song có tới 3 lần thất bại, tên lửa lao xuống đất ngay sau khi rời bệ phóng, nguyên nhân được xác định là do hệ thống động cơ do Trung Quốc sản xuất không ổn định.
Quá chán nản, các nhà thiết kế Trung Quốc đề nghị nhập khẩu hệ thống động cơ của Nga để thay thế. Ý tưởng này bị các quan chức Trung Quốc từ chối, sau nhiều nỗ lực hệ thống động cơ bản địa cho tên lửa cũng được hoàn thành, tuy nhiên, tình trạng của dự án tiếp tục bị treo do các vấn đề phát sinh khác.
Tuy nhiên, vấn đề này được giải quyết lại phát sinh vấn đề khác, cơ chế điều khiển bánh lái gặp trục trặc trong quá trình kiểm tra chất lượng, 2 người quản lý dự án bị cách chức, toàn bộ nhân viên dự án được gửi đi đào tạo lại.
Sau hàng loạt thất bại này, nhà sản xuất Tổng công ty Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc phát động chương trình quản lý chất lượng mới với các khẩu hiệu “Không sai lầm trong công việc, không khuyết tật trong sản phẩm, không rủi ro trong thử nghiệm”.
Trong tháng 8/1998 một chuyến bay thử nghiệm đã được thực hiện sau khi áp dụng chính sách quản lý chất lượng mới, kết quả thành công. Ngay sau đó, 3 thử nghiệm khác đã được tiến hành, hai thành công hoàn toàn và một thành công một phần, tên lửa được chấp nhận sử dụng vào năm 2000.
Ngay sau thành công này, công việc nâng cấp tên lửa lập tức được tiến hành, một ăng ten datalink đã được gắn thêm vào tên lửa để nhận mục tiêu trung gian thông qua thiết bị nhắm mục tiêu trang bị trên trực thăng như Z-8, Z-9. Hệ thống datalink này đã được trang bị cho YJ-82, tuy nhiên hệ thống này chỉ tương thích với một trong hai hệ thống tìm kiếm mục tiêu hoặc radar, hoặc hồng ngoại nó không thể hoạt động ở cả 2 chế độ cùng lúc.
Một hạn chế khác là do tốc độ siêu âm ở giai đoạn cuối cùng với những hạn chế về công nghệ dẫn đường, tên lửa không có khả năng tấn công các mục tiêu sâu trong đất liền. Ngoài ra, độ ổn định khả năng chịu đựng điều khiện khắc nghiệt của chiến trường không phải là thế mạnh của tên lửa chống hạm này.
Bên cạnh đó, tương lai của YJ-83 cũng không thực sự rõ ràng, có vẻ, các quan chức quân đội Trung Quốc đang hy vọng vào một biến thể hiện đại hơn là YJ-12 đang được phát triển. Vì vậy, tên lửa chống hạm siêu âm Trung Quốc mang đẳng cấp như P-270 Moskit, P-800 Yakhont, PJ-10 BrahMos vẫn là giấc mơ dang dở.