TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

“Trung Quốc chế nhiều tàu sân bay hơn cũng không đe dọa được Mỹ”

"Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc giống như một chiếc tàu sân bay thử nghiệm hơn, việc giả thiết Trung Quốc sẽ làm gì còn quá sớm".
 

Tàu sân bay Liêu Ninh vừa bàn giao cho Hải quân Trung Quốc.

Tờ “Bình luận Trung Quốc” Hồng Kông ngày 16/9 có bài viết cho rằng, đối với việc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, các quan chức Mỹ tỏ ra hiểu vấn đề, hơn nữa không coi đó là một tín hiệu ảnh hưởng tới quan hệ quân sự Mỹ-Trung.

Các học giả Mỹ đều cho rằng họ không cảm thấy ngạc nhiên, cũng không coi đó là mối đe dọa của Mỹ. Thậm chí có học giả cho biết, cho dù Trung Quốc chế tạo nhiều tàu sân bay hơn cũng không tạo ra được mối đe dọa đối với Mỹ.

Bài báo cho biết, ngày 25/9, người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little bình luận, Mỹ biết tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ bắt đầu biên chế vào ngày này, mấy tháng qua, tàu sân bay này đã tiến hành nhiều lần chạy thử, Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cho nên điều này hoàn toàn không bất ngờ gì đối với Mỹ.

Little nhấn mạnh, Mỹ tiếp tục kiên trì xây dựng quan hệ quân sự Mỹ-Trung lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy, lâu dài; sự tiếp xúc cấp cao không ngừng gia tăng có lợi cho việc tăng cường quan hệ này, hy vọng hai bên có thể thu hẹp bất đồng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng lĩnh vực hợp tác mới.

Ông nói, khi thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không tập trung bàn về tàu sân bay, nhưng Mỹ không coi việc biên chế tàu sân bay là tiêu chí tác động đến quan hệ quân sự Mỹ-Trung.

 

Tàu sân bay Trung Quốc khi đã có sức chiến đấu (tưởng tượng)

Jonathan Pollack, chuyên gia vấn đề quân sự Mỹ-Trung, nhà nghiên cứu cấp cao Viện Brookings Mỹ cho rằng, không ai phải cảm thấy ngạc nhiên vì điều này, bởi vì Mỹ có khả năng điều động và kinh nghiệm triển khai tầm xa tàu sân bay phong phú, trong khi đó Trung Quốc vẫn ở giai đoạn khởi đầu, tàu sân bay đầu tiên phần nhiều đem lại hiệu quả tâm lý với phương hướng lâu dài hoặc thể hiện tính tượng trưng.

Trung Quốc vẫn còn chưa xác định rõ vai trò của tàu sân bay, cần bao nhiêu tàu sân bay, sử dụng tàu sân bay trong bối cảnh nào.

Còn về việc dư luận đồn đoán Trung Quốc có ý định chế tạo nhiều tàu sân bay hơn, Pollack cho là hợp lý. Ông nói, tàu sân bay là một mục tiêu rất lớn và lâu dài, trong giai đoạn tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc giống như một chiếc tàu sân bay thử nghiệm hơn, việc giả thiết Trung Quốc sẽ làm gì còn quá sớm.

Chế tạo tàu sân bay mới có yêu cầu công nghệ rất cao, còn tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho nó, còn phải đi một con đường “cong” học tập rất dài.

Pollack cho rằng, một chiếc tàu sân bay thực sự không coi là nhiều đối với Trung Quốc, có lẽ Trung Quốc ít nhất cần 3 tàu sân bay, nhưng Mỹ vẫn dẫn xa trên phương diện này, do họ hiện sở hữu tới 11 tàu sân bay, vì vậy Trung Quốc cho dù có chế tạo nhiều tàu sân bay hơn cũng không tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

 

Các nước như Mỹ có công nghệ tàu sân bay hoàn thiện.

Michael Green, chuyên gia vấn đề an ninh châu Á, Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ cho rằng, mọi người đều biết ngày này sẽ đến, Trung Quốc có nhu cầu tầm xa trên biển. Mỹ vận hành tàu sân bay gần 100 năm, rất giỏi; Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có khả năng nhanh chóng chuyển hóa tàu lớn thành tàu sân bay; Trung Quốc muốn nắm chắc toàn diện công nghệ tàu sân bay phức tạp, còn phải đi một con đường dài.

Vì vậy, ông không cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được biên chế sẽ tạo ra mối đe dọa cho Mỹ, cho rằng không nhất thiết phải cảm thấy quá kích động đối với vấn đề này.

Pollack cho rằng, quan hệ Mỹ-Trung hiện phần nhiều tương thông với nhau ở “phần đuôi”, chứ không phải tương thông ở “phần đầu” và “phần hồn”. Trong bối cảnh lớn Trung-Mỹ có khả năng cạnh tranh chiến lược, hợp tác hai nước muốn từ “phần đuôi” đến “phần đầu” là một nhiệm vụ to lớn và lâu dài, đặc biệt là quan hệ quân sự hai nước, mặc dù gần đây được cải thiện, nhưng vẫn là một bộ phần không làm hài lòng nhất trong quan hệ hai nước.

Pollack cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta là người dễ giao thiệp, tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thích phong cách hiền hòa của ông, còn việc ông mời Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014 có ý nghĩa rất quan trọng.

Việt Dũng //Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te