Tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chỉ là đồ dùng để huấn luyện và thử nghiệm, sẽ bị mất mặt rất lớn khi đụng độ máy bay chiến đấu Su-27/30.
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nguồn tin từ tờ “Thời báo New York” cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã bàn giao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân, nhưng chuyên gia cho rằng hiện nay nó vẫn chưa có khả năng tác chiến.
Bài báo chỉ ra, mặc dù các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao tầm quan trọng của tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng trong tương lai gần, chiếc tàu chiến này chỉ có thể dùng để huấn luyện và thử nghiệm.
Tàu sân bay Liêu Ninh đánh số 16, có nghĩa là chức năng của nó chỉ giới hạn ở huấn luyện. Nhưng, tàu sân bay Liêu Ninh công khai xuất hiện trong thời điểm tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung-Nhật, vẫn được xem là “kích động tình cảm yêu nước”.
Bài báo cũng dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ nâng cao trình độ tổng thể của Hải quân Trung Quốc, hỗ trợ có hiệu quả cho Trung Quốc bảo vệ "chủ quyền".
Đối với quốc tế, Hải quân Trung Quốc nhận tàu sân bay Liêu Ninh phát đi tín hiệu cho các “nước láng giềng nhỏ” của Trung Quốc như Philippines – đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc có ngày càng nhiều công cụ hữu hiệu để sử dụng.
Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, họ sẽ khuyến khích Trung Quốc chế tạo mới tàu sân bay và tàu hộ vệ, bởi vì đây “chỉ là lãng phí tiền của”. Theo học giả của Đại học Quốc gia Singapore: “Tàu sân bay Liêu Ninh nếu được sử dụng để đối phó với Mỹ, sẽ không có khả năng sống sót, còn dùng để đối phó với các nước láng giềng, sẽ bị xem là tượng trưng cho sự bắt nạt/ăn hiếp”.
Máy bay chiến đấu Su-27 do Nga chế tạo. |
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nếu như xảy ra xung đột với máy bay chiến đấu Su-27/30 (cất cánh từ sân bay trên đất liền, do Nga chế tạo), theo đó sẽ bị thiệt hại, “sẽ bị mất mặt lớn”, .
Đến nay, phi công Trung Quốc vẫn luyện tập hạ cánh xuống tàu sân bay bằng cách mô phỏng đường băng trên đất liền, máy bay được sử dụng là máy bay chiến đấu J-8 được cải tiến trên nền tảng máy bay chiến đấu MiG-23 do Liên Xô thiết kế 25 năm trước.
Vì vậy, học giả này cho rằng, do Trung Quốc không có máy bay thích hợp, vì vậy phi công khó mà thực sự thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn như cất/hạ cánh khi tàu sân bay di chuyển.
Bài báo đồng thời cũng dẫn lời Lý Kiệt, chuyên gia quân sự Trung Quốc, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh bàn giao cho Hải quân có thể làm thay đổi tư duy tác chiến truyền thống của Hải quân Trung Quốc, đem lại sự thay đổi về chất lượng đối với phong cách và kết cấu trong hành động của Hải quân Trung Quốc.
Bài báo đồng thời cho biết, mặc dù Trung Quốc chưa từng công bố chi tiêu của các quân chủng, nhưng các chuyên gia quân sự nước ngoài thường cho rằng, ngân sách của Hải quân Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Không quân và Lục quân.
Máy bay chiến đấu Su-30 do Nga sản xuất. |
Theo Báo Giáo dục Việt Nam