Tokyo phá 'thế cờ hiểm' của Bắc Kinh
Sau khi đăng quảng cáo trên phụ san của New York Times, Trần Quang Tiêu nghĩ tới chuyện đăng nội dung tương tự trên báo chí Nhật Bản. Tuy nhiên, một cuộc điện thoại hôm 3/9 vừa qua khiến ý tưởng này đi vào dĩ vãng.
Theo Chinanews, ôngTrần Quang Tiêu, Tổng giám đốc một công ty tái chế vật liệu ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tuyên bố, ông ta sẽ đăng quảng cáo chủ quyền của nước này với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên báo chí Nhật Bản. |
Quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku |
Trước đó, ông Trần đã đăng quảng cáo về chủ quyền của Trung Quốc với Điếu Ngư/Senkaku trên phụ san của New York Times nổi tiếng ở Mỹ. Trong quảng cáo này, ông Trần tự kể vể bản thân: “Tôi là công dân Trung Quốc, sứ giả hòa bình” và tuyên truyền đảo Điếu Ngư/Senkaku là “lãnh thổ của Trung Quốc”. | | | Chúng tôi đồng ý đăng quảng cáo của ông, với điều kiện báo chí Trung Quốc cũng phải đăng nội dung tương tự, ghi rõ đảo Senkaku là của Nhật Bản | | | | |
|
“Tôi định nhờ một người bạn Nhật Bản đăng quảng cáo trên báo chí, truyền hình, nói rõ việc đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật là Senkaku) thuộc chủ quyền Trung Quốc, không để nước nào chiếm đoạt. Hơn nữa, một tờ báo ở Nhật cũng đã đồng ý đăng với giá ít nhất là 200 triệu NDT, nhưng tôi vẫn chấp nhận chi tiền”, ông Trần nói.
Tuy nhiên, sáng 3/9, tờ báo nọ gọi điện cho Trần và nói: “Chúng tôi đồng ý đăng quảng cáo của ông, với điều kiện báo chí Trung Quốc cũng phải đăng nội dung tương tự, ghi rõ đảo Senkaku là của Nhật Bản”.
Sau khi từ chối yêu cầu của báo Nhật, ông Trần tuyên bố với Chinanews: “Tôi cho rằng việc làm của mình trên báo chí Mỹ là một thành công lớn. Việc này thể hiện lập trường của thương nhân Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo”.
Thậm chí, ông Trần còn nói ông sẵn sàng “quyên góp toàn bộ tài sản” cho chiến dịch quảng cáo chủ quyền của Trung Quốc ở vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Đỗ Hường/Theo VTC